Nhà nước đang sắp đánh thuế bất động sản, gọi một cách mỹ miều là thuế luỹ tiến. Nghĩa là đánh thuế trên nhà/đất từ căn/thửa thứ hai trở lên.
Hệ thống báo chí mậu dịch đang tăng công suất để thuyết phục dư luận rằng thuế này sẽ kéo giảm giá nhà đất.
Những ý kiến góp ý có vẻ như được chọn lọc, chỉ toàn ủng hộ sắc thuế này.
Giống như cái chế định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân.” Trước khi nó ra đời, thì đất đai là của người dân. Từ khi nó ra đời thì người dân bị tước quyền tư hữu đất đai. Kèm theo đó là vô số hậu hoạ của cái chế định ngược đời này. Thế nhưng, trên truyền thông mậu dịch chỉ toàn là những ý kiến của trí thức (???) ủng hộ nó. Những người trí thức khác thì chọn thái độ im lặng vì sợ bị gán cho là phản động.
Sắc thuế luỹ tiến nhà/đất có kéo giảm giá nhà/đất không?
Xin trả lời quả quyết rằng: Không.
Ở đây xin nói đến 3 nguyên tắc cơ bản của Kinh Tế học:
(1) Thuế làm tăng giá thành sản phẩm.
(2) Người tiêu dùng cuối cùng là nạn nhân của thuế. Bởi vì các khâu trung gian đều trút thuế lên giá.
(3) Giá sản phẩm là tỉ lệ nghịch với Cung, và tỉ lệ thuận với Cầu.
Bây giờ nói nguyên tắc (1) là “thuế sẽ làm tăng giá sản phẩm.” Dễ hiểu thôi, vì mọi chi phí, mà thuế là một dạng chi phí, đều đi vào giá thành sản phẩm.
Khi áp thuế luỹ tiến, chủ đầu tư lập tức tăng giá bán, tăng giá cho thuê.
Những người đang thuê nhà thấy giá thuê tăng cao, bèn nghĩ đến việc mua nhà. Những người chưa có nhà cho thuê, bèn nghĩ đến việc mua thêm nhà để cho thuê. Tất cả điều này sẽ khiến tăng Cầu về nhà, sẽ dẫn đến tăng Giá.
Những người ủng hộ sắc thuế này kỳ vọng rằng thuế sẽ khiến nhiều người nhát tay mà không dám đầu tư vào thị trường nhà/đất. Nếu điều này diễn ra, thì sẽ vô tình hình thành một thị trường có ít nhà đầu tư. Càng ít nhà đầu tư, thì thị trường đó càng mang tính độc quyền. Trong mọi thị trường độc quyền, giá đều cao cả. Không có ngoại lệ.
Trong quá trình (1) xảy ra, nó kéo theo (2) xảy ra.
Tất cả đều đúng với quy luật Cung – Cầu (3).
Giới bình dân và người lao động có vẻ như đang bị quyến rũ bởi lời hứa hẹn từ nhà nước rằng, khi có sắc thuế luỹ tiến bất động sản thì sẽ kéo giảm giá nhà/đất. Như đã phân tích, khả năng kéo giảm giá nhà/đất khó xảy ra. Nhưng nhà nước tăng thu ngân sách thì chắc chắn là có. Vì vậy, hệ thống báo chí mậu dịch đang cùng hoà giọng hát chung một bài.
.
Lấy trường hợp của thuốc lá:
Áp thuế lên thuốc lá, thì xảy ra: (a) làm tăng giá thuốc lá, và (b) kéo giảm lượng tiêu thụ thuốc lá.
(a) xảy ra, là đúng theo phân tích ở trên, rằng, thuế sẽ đi vào giá thành.
(b) xảy ra, là vì thuốc lá là một lựa chọn có thể bỏ được. Đó không phải là một nhu cầu thiết thân. Thuốc rẻ thì hút, giá tăng thì hút ít lại, và từ từ cai luôn.
Nhưng nhà/đất thì không phải như vậy. Nhà/đất là nhu cầu thiết thân. Ai cũng cần có nhà để sống, hoặc sở hữu chính mình, hoặc thuê. Vì vậy, khi giá tăng thì vẫn phải cắn răng chịu mà mua, mà thuê.
Lấy trường hợp của Grab:
Từ khi đánh thuế lên Grab, thì giá Grab tăng. Thuế đi vào giá thành, người cuối cùng chịu thiệt hại là người tiêu dùng. Bởi vì mọi khâu trung gian đều trút thuế lên giá thành.
Lượng cầu của Grab có giảm không? Trả lời: Không. Vì nhu cầu Grab là thiết yếu. Khi bạn cần di chuyển thì cũng cắn răng mà đặt Grab thôi.
Như vậy, nếu nhà nước ban hành sắc thuế luỹ tiến đối với nhà đất thì sẽ càng làm tăng giá, người nghèo càng lầm than, và người giàu càng giàu. Giá lên, thì không dễ gì xuống lại. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng, và không thể khắc phục lại như trước.
Chỉ có nhà nước là lợi, vì thu được thuế.
The government is evil. Always evil.
It always wants to take more from you. Your freedom, and your money.
.
Phần 1: