NƯỚC: KỲ DIỆU LẮM!
Khoa học gọi chất nầy là H2O. Thường thì chúng ta rất ít chú ý tới nó – cho tới khi nó mất cân đối: những trận lụt dữ dội, hạn hán khô héo, ẩm ướt ngột ngạt, bão tuyết làm tê liệt. Sau khi suy gẫm về ánh sáng của mặt trời lặn hay dòng suối chảy dịu dàng qua cánh đồng cỏ trên núi, nước cung ứng cho chúng ta một sự vui thích rất lớn. Tuy nhiên, có đôi khi xem xét các thuộc tính không thấy được bằng mắt thường của nước khiến nước trở nên một thứ làm cho quả địa cầu thành ra khác biệt có một không hai giữa vòng các hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng ta – và ngay cả các hành tinh mới khám phá ra xa tít trong không gian.
Trong quyển sách nhỏ nầy, trước giả của Hội truyền giáo RBC Dean Ohlman khuyên chúng ta phải suy gẫm ở một cấp độ sâu sắc hơn về tầm quan trọng của nước cho thân thể con người – và cho linh hồn nữa. Martin R. De Haan II
NƯỚC VÀ SỰ KỲ DIỆU
Hẽm núi cắt dòng sông Big Thompson trong dãy núi ở Colorado hiến cho du khách những cảm giác thích thú không dễ mà quên được. Tôi đã thực hiện chuyến hành trình đáng nhớ giữa Công viên Estes và Loveland rất nhiều lần – đôi khi dừng lại và ra khỏi xe để thưởng thức nhạc điệu của nước và để nhúng chân tôi trong dòng nước mát lạnh do tuyết tan ra. Bị vây quanh bởi các bức tường bằng đá rất cao và xếp hàng với rặng liễu và sồi, sông Big Thompson chảy nhanh xuống đồi khoảng 15 dặm tính từ Công viên Estes. Nó chảy quanh quẹo qua nhiều khúc cong, qua những tảng đá cuội phẳng láng do nhiều thế kỷ bị nước bào mòn.
Tuy nhiên, kích cở và sự dư dật của rặng đá nầy tỏ ra một lẽ thật đáng sợ về dòng sông bị kềm hãm nầy. Bất cứ lúc nào cư dân lâu dài của hẽm núi hẹp nầy nghe thấy tiếng ầm ầm đều đặn vang rền như sấm ở đàng xa, tiếng dội lại nhắc cho họ nhớ rằng hẽm núi Big Thompson là một trong những địa điểm có khả năng nhất cho một trận lụt hủy diệt nhanh.
Trận lụt gây thiệt hại nhiều nhất trong các trận lụt của hẽm núi đã xảy ra vào ngày 31 tháng 7 năm 1976, khi một sự kết hiệp hiếm có của các yếu tố thời tiết đã tạo nên một trận bão sấm sét đứng yên như cái tháp đổ xuống trận mưa dày 8 inches chỉ trong 1 giờ đồng hồ. Vì cớ sự eo hẹp của hẽm núi và dốc đứng của hai bên sườn đá của nó, nước quá thừa thải kia không có chỗ thoát rồi chảy vào trong dòng sông hẹp. Bức tường nước khổng lồ rốt lại di chuyển thật nhanh đến nỗi nhiều người trên đường chảy của nó không còn kịp tránh để thoát thân. Một trăm bốn mươi người đã chết trong dòng nước thịnh nộ đó.
Dù tình trạng yên tĩnh hay hỗn mang của nó, các tính chất và thế lực của nước làm đầy dẫy chúng ta với sự khâm phục và kinh sợ.
Dù tình trạng yên tĩnh hay hỗn mang của nó, các tính chất và thế lực của nước làm đầy dẫy chúng ta với sự khâm phục và kinh sợ đối với một chất dịu dàng như lớp sương mờ vào buổi sáng mùa hè, như cứng và lạnh giống như nước đá, hoặc không cưỡng lại được như lớp sóng vỗ. Với nhiều khuôn mặt của nước, chúng ta nhìn thấy một sự phản ảnh không những sự tồn sinh của chúng ta mà còn về một thứ to lớn hơn chính bản thân sự sống nữa.
NƯỚC VÀ THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA
TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC
Quả địa cầu là hành tinh duy nhất chúng ta biết là địa điểm mà nước và sự sống cùng song hành với nhau. Phương thức quả địa cầu sử dụng nước hài hoà đến nỗi chỉ một yếu tố nằm ngoài trình tự sẽ hủy diệt chính sự sống mà nước đang nâng đỡ. Nói cách đơn giãn, muôn vật đang sống trên đất đều có nguồn gốc của nó ở trong nước và đang sống trong một hình thái nào đó của nước. Các sinh vật và thực vật biển đang sống trong và nương vào nước lỏng và được dựng nên chủ yếu ở trong nước. Các loài vật và thực vật sống trên mặt đất đều nương vào nước ở thể khí (hơi nước) và chúng cũng được dựng nên hầu hết do nước. Và người nào sống trong vùng nhiệt đới ẩm ướt đôi khi thấy khó mà tin họ không sống bằng hơi nước.
Từ khi chúng ta gần như bị nước bao quanh, dường như thật mỉa mai khi chúng ta cảm thấy bất tiện với độ ẩm cao – đặc biệt làm cho thân thể của chúng ta hầu như toàn là nước. Một trẻ sơ sinh có 75% nước, người lớn nam 65% nước, và người lớn nữ được dựng nên bằng 60% nước.
Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta có khuynh hướng “khô héo” đi. Các thành viên cao tuổi trong gia đình chúng tôi có khoảng 50% nước. Sự kiện nầy làm dấy lên học thuyết cho rằng con người sẽ sống thọ hơn và cứ mạnh khoẻ luôn do uống nhiều nước. Sự việc nầy rất hữu lý – cung ứng những gì nước đang làm cho cơ thể chúng ta. Nước là chất liệu chính cho các tế bào của chúng ta. Trong 11 gallons nước nơi cơ thể trung bình của người lớn, khoảng 6,5 gallons là cái tạo nên thứ được gọi là lưu chất (gồm nước và khí) trong các tế bào của chúng ta: nước trong tế bào. Phần còn lại của lưu chất, là nước trong tế bào, đã được sử dụng để bôi trơn và vận hành các chức năng như dòng chảy của máu, tiêu hoá, trao đổi chất, sinh sôi nảy nở, vận động cơ bắp và xương. Nước cũng cung ứng cho cơ thể với phần điều khiển nhiệt độ ổn định để duy trì quá trình ban sự sống và nâng đỡ cho sự sống. Thậm chí nước cũng giúp chúng ta suy nghĩ: bộ óc của chúng ta có 75% nước.
Đang khi chúng ta có thể sống một tháng mà không có đồ ăn, chúng ta không thể sống hơn một tuần mà chẳng có nước.
Khi nhận biết điều nầy, chúng ta có thể hiểu đang khi chúng ta có thể sống một tháng mà không có đồ ăn, chúng ta không thể sống hơn một tuần mà chẳng có nước.
Trừ phi chúng ta bị đẩy vào một lớp về môn hóa học, hầu hết chúng ta đều không nhớ công thức hoá học về nhiều hợp chất và các chất thông thường mà chúng ta tương tác với từ ngày nầy sang ngày khác. Thế nhưng hầu hết chúng ta đều nhớ công thức nói tới nước: H2O. Và thậm chí chúng ta còn nhớ rõ công thức ấy có ý nói tới nước là một hợp chất hình thành từ hai nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen.
Hydrogen và oxygen là hai trong các khối xây dựng cơ bản của Đấng Tạo Hoá. Khoa học gọi chúng là “nguyên tố”. Và hydrogen là nguyên tố cơ bản nhất. Nó được liệt kê ở số 1 trên biểu đồ phức tạp các nguyên tố mà nhiều người trong chúng ta phải khiếp sợ: Bảng Tuần Hoàn. Người nào đặt tên hai nguyên tố nầy hiển nhiên đã hoàn thành việc tốt đẹp về nó. Thí dụ, tách hydrogen. Từ nầy hình thành do hai từ Hy lạp nói tới “nước” và “sanh”. Do đặt cho nó cái tên ấy, các nhà khoa học thấy rõ chất liệu nầy tạo ra sự sanh sản trong nước. Đó là tầm quan trọng khi bạn hiểu thế nào nước, sinh sản, và sự sống có liên quan với nhau. Và cũng rất là thú vị khi học biết rằng hydrogen là nguyên tố dư dật nhất trong vũ trụ, tạo nên 90% trọng lượng của nó.
Nhưng hydrogen đặc biệt không là hữu thể đơn độc, nó hiệp với một số yếu tố khác để tạo nên những hợp chất khác thực sự quan trọng – phần quan trọng nhất cho sự sống gắn chặt nó với oxygen. Sự gắn bó nầy xảy ra khi các nguyên tử hydrogen có tích điện dương và oxygen có tích điện âm. Chúng giống như những thanh nam châm hút lấy nhau. Trong nháy mắt các nhóm nhỏ nầy hiệp lại với một nhóm khác để tạo ra hơi nước rồi thành từng giọt, rồi thành những đám mây, bão có mưa to, vũng nước nhỏ, ao hồ, và dòng sông – rồi sau cùng thoát ra các đại dương lớn.
Người ta cũng khám phá ra rằng sự kết hiệp theo hoá học như thế nầy không phải là đặc biệt trên quả địa cầu. Nước rất phổ thông trên khắp vũ trụ của Đức Chúa Trời (cho nên chẳng có gì phải ngạc nhiên khi bạn học biết hydrogen và oxygen phổ biến rộng rãi là vậy). Có một đám mây toàn khí trên chòm sao Orion, chúng tạo ra hơi nước rất là nhanh – và rộng lớn – nó hình thành đủ các phân tử nước làm đầy các đại dương của địa cầu chỉ trong hơn hai giờ đồng hồ.
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC
Để hiểu rõ hơn nước kỳ diệu như thế nào, thật là hay khi xem xét các đặc tính đáng kinh ngạc của nước. Các đặc tính nầy bất thường đến nỗi sự tìm tòi của các nhà khoa học dẫn tới kết luận phi khoa học cho rằng nước đơn giãn “rất khó hiểu”. Các học viên của chất liệu đáng kinh ngạc nầy đã liệt kê ra 38 điều dị thường của nước – các phương thức cho thấy nước khác biệt với những gì được trông đợi. Và chính những khác biệt nầy làm cho nước ra quan trọng.
TỈ TRỌNG: Chất lỏng hoạt động phổ quát là khi chúng lạnh đi, chúng trở nên nặng hơn, cho tới khi các phân tử của chúng đứng yên. Chúng đông lại trong thể trạng nặng nhất của chúng. Không phải là nước nữa. Những gì đang xảy ra với nước, ấy là khi nó trở nặng hơn giống như khi nó lạnh hơn, khi nó lên tới 38oF quá trình bèn dừng lại. Rồi khi nhiệt độ giảm chừng hơn 6o, nó mau chóng nở ra rồi đông lại. Đấy là lý do tại sao nước đá nổi lên. Và đó là một việc tốt. Nếu nó không nổi lên như thế, nước đá sẽ hình thành ở đáy của khối nước – dần dần hình thành mãi cho đến khi mọi sự sống ở trong nước đều bị hủy diệt. Đổi lại, điều nầy chắc chắn sẽ hủy diệt mọi sự sống ở trên đất. Chính trong tiến trình nầy phụ giúp tạo nên những điều kỳ diệu từng thôi miên chúng ta vào mỗi mùa đông: màn sương, sự cân đối của bông tuyết, và tấm mền sáng láng màu trắng làm quáng mắt chúng ta vào những ngày lạnh lẽo có nắng.
Nhà truyền đạo và là nhà văn thuộc thế kỷ 19 là George MacDonald, ông đã trở thành sự ngẫu hứng cho nhiều tác phẩm của C.S. Lewis, đã bị thiên nhiên cuốn hút – và đặc biệt bởi nước. Ông đã viết nhận xét sau đây trên băng trong như pha lê:
“Tôi đi bộ về nhà vào một ngày Chúa nhựt mùa đông sau khi nhà thờ tan nhóm. Thật là một ngày rất đáng yêu. Mặt trời chiếu ấm áp đến nỗi bạn không thể nghĩ Đức Chúa Trời sẽ có thể làm gì trước đó – cây anh thảo và cây mao lương hoa vàng mọc ra từ đất bằng sức của những ảnh hưởng dịu dàng thuyết phục nhất. Nhưng trong bóng tối, những mãng băng dễ thương đến nỗi người ta không làm gì khác hơn là vui sướng về cái lạnh khiến cho nước phải vui vẻ mang lấy hình thái ấy. Và tôi lấy làm lạ một lần nữa, đến lần thứ một trăm, đâu là nguyên tắc khi trong chỗ hỗn độn, hoang sơ, chẳng có luật lệ chi hết, hiển nhiên là thất thường, công việc của thiên nhiên, luôn giữ cho nó được đẹp đẽ. Vẻ đẹp của sự thánh khiết phải ở ngay trọng tâm của nó, tôi nghĩ như thế. Vì Đức Chúa Trời của chúng ta là không tì vít, yêu thương, vô kỷ, nhơn từ, Ngài muốn chúng ta phải trở nên thánh khiết như thế, vì lẽ đó mọi công việc của Ngài đều xưng Ngài trong sự đẹp đẽ; các ngón tay của Ngài chẳng chạm đến một vật gì song nắn đúc nó thành ra dễ thương như vậy; và sự hoạt động của các nguyên tố của Ngài đều nằm trong hình thái ân sũng và dịu dàng” (Discovering the Character of God, edited by Micheal Phillips, Bethany House, 1989, pp.117-118).
KẾT CẤU: phương thức phân tử nước được hình thành và bản chất của những yếu tố được dựng nên từ đó kết quả trong việc tạo ra một chất lỏng với lớp “màng” làm bề mặt. Chính lớp màng nầy gợn lăn tăn dưới đôi chân của vận động viên lướt ván trông giống như màng nhện rất là quyến rũ, trải lằn sóng của nó ra rộng ở phía sau chiếc canô, và hình thành những vòng tròn đồng tâm toả ra từ điểm chạm của hòn đá do một đứa trẻ ném. Thậm chí một cây kim may có thể nổi lên trên bề mặt liền nhau của nước. Sự dính liền nầy, hay áp lực ở bề mặt, cũng làm cho nước tạo ra những giọt nhỏ rất quan trọng cho những quy trình sống khác – đặc biệt quan trọng cho việc hình thành và chức năng của tế bào sống.
KẾT DÍNH: Trong khi sự kết dính khiến cho các phân tử nước dính lại với nhau. Chúng ta kinh nghiệm điều nầy khi chúng ta tìm cách tách những cốc nước gắn chặt vào nhau bằng một lớp nước mỏng. Có một lượng sức đẩy đáng kinh ngạc để hoàn tất công việc nầy. Một bà mẹ có nhiều vết thẹo cho thấy một số nổ lực nầy đã để lại những hậu quả tiêu cực.
Chính lực kết dính nầy tạo ra tính mao dẫn: khả năng chảy vào những ống hẹp. Kết cấu và sự dính liền song hành với nhau làm cho các phân tử nước vươn ra và bám lấy thành của ống, và dường như chẳng đếm xỉa gì đến trọng lực, tự chúng cứ chảy tới, đang khi cùng lúc ấy chúng chảy xuống và nắm lấy các phân tử anh em rồi cùng nhau đẩy tới. Chính đặc tính nầy khiến cho nước chảy lên qua những thực vật sống rồi chuyển động theo cách máu chuyển động qua những mao mạch của thân thể chúng ta.
ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ: Nước là bộ máy điều nhiệt của địa cầu và là máy điều nhiệt của cơ thể con người. Những gì nó làm trong mối quan hệ với nhiệt gây kinh ngạc trong nhiều cách thức. Sự ngạc nhiên chính, ấy là tạo ra hoạt động của các chất tương tự khác, nước sẽ được coi là gas cho nhiệt độ ở trong phòng. Sự sống tồn tại vì nó không hoạt động. Tuy nhiên, một số nước thoát ra khỏi bề mặt của trạng thái lỏng rồi trở thành hơi nước qua quá trình e-vapor-ation [bốc hơi]. Sự bốc hơi làm lạnh khu vực bề mặt, nơi sự bốc hơi diễn ra. Làm thế nào tự nó bốc hơi được mới là điều ngạc nhiên. Nhiệt độ áp dụng cho bề mặt của nước khiến cho các phân tử ở trên mặt phải “khiêu vũ” với nhiệt độ cao hơn – giống như những đứa trẻ đi chân trần tìm cách băng qua con đường nhựa nóng lúc ban ngày mùa hè vậy. Chắc chắn là các phân tử mang năng lượng nóng nầy đã bốc hơi, bay lên giống như những quả khí cầu bay trong bầu không khí nóng. Sự bốc hơi nầy để lại đàng sau các phân tử nguội lạnh hơn, làm hạ thấp nhiệt độ của cơ thể, từ đó mà nó đã thoát ra.
Nước cũng chứa nhiệt rất tốt và làm cho nhiệt dần tăng lên. Ai trong chúng ta sống ở khu vực Ngũ Đại Hồ của nước Mỹ đều biết rõ kết quả của yếu tố nầy vào mùa đông: tuyết “hiệu ứng của hồ”. Nước bốc hơi bay lên từ bề mặt của những hồ lớn giữ nhiệt đặc lại thành những bông tuyết trong khoảng không đông giá khô hơn. Những cơn gió mạnh thổi các đám mây tuyết qua vùng đất đai, ở đó chúng thả gánh nặng trong suốt như pha lê xuống – đôi khi tất cả trong vòng mấy dặm ngắn ngủi mà thôi. Lâu nay, cư dân của Buffalo, Nữu Ước có thể chứng kiến “những trận bão tuyết” ở trên đầu, nhiều khi họ phải vất vả với tuyết rơi xuống cao đến ngực tạo thành những ụ tuyết trắng toát đánh dấu chỗ mà họ phải đào bới mới đem xe ra được.
Khả năng giữ nhiệt của nước và rồi duy trì theo cách mà nó nâng đỡ sự sống trên địa cầu. Nếu nó không chiếm gần 80% bề mặt địa cầu và không chứa nhiệt, nhiệt độ của địa cầu sẽ dao động bất thường, nhiệt độ ấy sẽ lên tới đỉnh điểm mà mọi sự sống sẽ mau chóng đình chỉ không tồn tại nữa.
HOÀ TAN: Nước có khả năng hoà tan. Nhiều yếu tố được tìm thấy hoà tan trong nước, từ sodium (natri) cho đến vàng. Rõ ràng là chẳng có một sự tình cờ nào mà hầu hết các yếu tố của cơ thể con người đều có ở trong nước. Trong tất cả công việc mà nước tác động trong, quanh và cho con người, một trong những việc làm quan trọng của nước là khả năng mang đến cho từng tế bào của con người các chất dinh dưỡng đã hoà tan và những hợp chất mà chúng ta cần để sống và duy trì sức khoẻ.
ÍCH LỢI CỦA NƯỚC
Hàng triệu người sống dọc theo bờ biển hay chiếm những khu vực giàu về nước trên địa cầu đôi khi thấy khó mà tin được rằng hàng triệu người khác đang vất vả không tìm đủ nước để mà sống. Dường như là quả đất được cung cấp quá mức với nước – cho tới chừng nào chúng ta hiểu được một vài sự kiện quan trọng.
Sự kiện cơ bản nhất, ấy là 93% nước của địa cầu được thấy có trong các đại dương của nó. Trong khi nước biển là then chốt trong nhiều phương thức cho sự sống ở khắp nơi, nước ấy cũng mặn lắm không thể cho người ta sử dụng để uống, để tưới tiêu, và cho hầu hết các mục đích về công nghệ. Nước uống được, số lượng chỉ chiếm có 3,7% nguồn cung cấp của thế giới. Đấy là số lượng nước đủ dùng, và nếu hết thảy lượng nước đó có ích cho con người trực tiếp sử dụng, nó sẽ nhiều hơn nguồn cung cấp nước xài của chúng ta. Nhưng hầu như nước không đủ số lượng đó. Khối lượng lớn của nước đã bị khoá lại trong các sông băng, núi băng, trong bầu khí quyển, và trong nước ẩm trong lòng đất. Số lượng sẵn có cho con người từ giếng, suối, và ao hồ là 0,007% lượng cấp nước của toàn cầu.
Muốn có một hình ảnh tốt về điều nầy, hãy tưởng tượng tất cả nước của địa cầu được thu thập trong cái thùng khoảng 30 gallons. Giờ đây, hãy dùng cái thùng nầy làm đầy một container xem. Nó tiêu biểu cho nước uống được có trên địa cầu. Sau cùng, hãy lấy cái muỗng cà phê mà múc từ container kia đủ nước để làm đầy nó. Đấy là mọi sự mà chúng ta có thể sẳn sàng sử dụng đối với nước. Nhưng, dù tin hay không, chỉ một lượng nhỏ như thế đang cung cấp cho nhân loại với mọi nhu cần về nước sử dụng của nó – được như thế nếu chúng ta không làm bẩn nó, không khai thác nước thái quá, và không tích trữ nó. Chúng ta cũng cần phải in trong trí rằng các tạo vật khác thở bằng không khí trên thế giới, cũng được ưu ái và chăm sóc bởi Đấng Tạo Hoá của chúng, chúng cũng cần có nước để dùng nữa – một sự thực được trình bày bởi tác giả Thi thiên:
“Ngài khiến các suối phun ra trong trũng, nó chảy giữa các núi. Nhờ các suối ấy hết thảy loài thú đồng được uống; Các lừa rừng giải khát tại đó. Chim trời đều ở bên các suối ấy, trổi tiếng nó giữa nhánh cây. Từ phòng cao mình, Ngài tưới các núi; Đất được đầy dẫy bông trái về công việc Ngài. Ngài làm cho cỏ đâm lên cho súc vật, cây cối để dùng cho loài người, và khiến thực vật sanh ra từ nơi đất” (Thi thiên 104.10-14).
Nếu tất cả nước sạch của địa cầu được chia ra cho mỗi người, chúng ta sẽ nhận được 2 triệu gallons nước. Và cho một nhân khẩu bình thường, chúng ta sẽ nhận được và chỉ sử dụng khoảng 16.000 gallons nước. Số lượng lý tưởng sẵn có cho chúng ta và số lượng chúng ta tiêu thụ để giữ thân thể chúng ta sinh hoạt dường như chỉ ra rằng chúng ta có nhiều thặng dư – cho tới khi chúng ta khởi sự thêm lên bằng cách sử dụng H2O giấu kín bởi con người hiện đại. Hãy xét qua cách sử dụng nước bình thường trong đời sống của một người Mỹ hiện nay xem:
- 2 gallons nước để đánh răng mỗi ngày.
- 4 gallons nước cho một lần dội cầu.
- 12 gallons nước rửa chén đĩa ở một máy tự động.
- 20 gallons nước rửa đĩa bằng tay.
- 30 gallons nước để tắm.
- 000 gallons nước cho bốn cái lốp xe mới.
- 000 gallons nước để rửa xe.
- 1 gallon nước để làm bánh hamburger.
- 11 gallons nước để làm thịt 1 con gà.
- 9 gallons nước cho hộp trái cây hay rau cải.
- 5 gallons nước để làm để làm thiết bị gỗ.
- 24 gallons nước để rửa một cân plastic.
- 800 gallons nước để rửa một thùng dầu.
Khi người ta phải trả tiền cho nước xài, thực sự còn phải trả hơn thế nữa. Thí dụ, một công dân Canada xài nước nhiều trả khoảng một xu cho 8 gallons nước. Trong các nước như Đức, một công dân phải trả một xu cho mỗi gallon. Các quốc gia phát triển cung ứng nước qua những nhà máy nước của thành phố đòi hỏi nổ lực của công dân họ ít nhiều gì cũng nên sử dụng nước bơm bằng tay. Kết quả của sự khác biệt nầy, ấy là các cư dân nghèo trong các nước kém phát triển sẽ không trả nổi 12 lần bằng tiền mặt – và ai biết có bao nhiêu nữa trong lao động.
Tất nhiên như thế nầy là không công bằng, điều nầy chẳng phải là kết quả của việc tích trữ nước đâu. Họ chỉ suy nghĩ đến thực tế của việc phân phối không đều của các nguồn nước sạch trên khắp thế giới. Thí dụ, Ngũ Đại Hồ có hai quốc gia sử dụng là Mỹ và Canada, chứa hầu hết 20% lượng nước sạch của cả thế giới. Hồ Balkan ở Nga cũng có trữ lượng y như thế. Điều nầy có ý nói rằng 40% lượng nước sạch có ích đang nằm trong những đường ranh chính trị của chỉ 3 quốc gia mà thôi. Một minh hoạ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ phạm vi của lượng nước nầy. Nếu đất đai Hoa kỳ hoàn toàn bằng phẳng và Ngũ Đại Hồ được phép chảy qua bề mặt của nó, mỗi người Mỹ sẽ vất vả bơi lội với 9,5 feet nước.
MỐI QUAN TÂM VỀ NƯỚC
Sự phân phối không đều về mặt địa lý của nước sạch là nguyên nhân chính của cả sự bất công hiển nhiên và thực sự trong sự tiếp cận của nhân loại đối với nước. Nhưng yếu tố kia cũng quan trọng trong cơn khủng hoảng quốc tế về nước ngày càng tăng – phần lớn trong số đó là cách xử sự của con người. Hãy xem xét các yếu tố nầy đang làm cho vấn đề phân phối nước sạch ra tồi tệ hơn:
Dân số gia tăng: Số dân cư trên đất cách đây 2.000 năm chỉ có 3% toàn bộ dân cư hiện nay. Tuy nhiên, chẳng có nguồn nước sạch nào sẵn có ngày nay hơn đã có vào hồi ấy. Nước xài trên toàn cầu đã tăng 6 lần trong 70 năm qua, trong khi dân cư chỉ tăng có 3 lần. Điều nầy có nghĩa là không những có nhiều người đang sử dụng nước, cá nhân họ cũng đang sử dụng – trực tiếp hay gián tiếp – nhiều nước hơn trong đời sống hàng ngày của họ. Nếu người ta tiêu thụ nước vào năm 2025 với cấp độ hiện nay bởi các cư dân trong các nước phát triển, 90% tất cả nước sạch sẽ được dùng tới năm 2025. Trừ phi Hồ Balkan, Ngũ Đại Hồ cùng các bộ phận xinh đẹp khác chứa nước chẳng khác gì hơn các hồ chứa nước để cho con người tiêu thụ, như vậy sẽ có việc thiếu nước trầm trọng đang lờ mờ cho nhiều người trên khắp thế giới. Thêm nữa, khi chúng ta sử dụng càng nhiều nước sạch cho các mục đích của con người, thì sông ngòi, hồ ao cùng các môi trường ẩm quan trọng cho sức khoẻ và sự sinh tồn của con người và động vật hoang dã sẽ không còn có nữa.
Cần ước lượng rằng 1,2 tỉ người, hoặc cứ 1 trong 5 người trên thế giới, không tiếp cận được nguồn nước uống an toàn, và phân nửa dân cư của thế giới thiếu hệ thống làm sạch nước. Thêm vào với điều nầy là sự thực 2,4 tỉ người, hay 40% cư dân của thế giới, không tiếp cận được các hệ thống vệ sinh thích hợp. Kết quả đáng buồn, ấy là khoảng 2,3 tỉ người trên thế giới đang gánh chịu những chứng bịnh có liên quan tới nước, và hàng triệu người trong số họ sẽ ngã chết mỗi năm. Thí dụ, ở Bangladesh, ba phần tư các chứng bịnh đều có liên quan đến nguồn nước không an toàn. Sáu mươi phần trăm tỉ lệ tử vong của trẻ em trên thế giới có quan hệ tới chất lượng và số lượng nước không thích nghi.
Cần ước lượng rằng 1,2 tỉ người, hoặc cứ 1 trong 5 người trên thế giới, không tiếp cận được nguồn nước uống an toàn.
Chất lượng nước đang suy giảm. Dân số gia tăng và sức tiêu thụ thêm lên không những tạo ra những sự thiếu thốn, chúng cũng làm giảm chất lượng nước đang sẵn có. Nguồn cung cấp nước sạch của thế giới đang bị nhiễm bởi những chất làm cho nó đe doạ sự sống hơn là cung ứng sự sống. Sự ô nhiễm đã bị gây ra bởi cả hai đống rác và chất thải cố ý và tình cờ đổ vào trong lưu lượng nước của thế giới. Các thứ hoá chất từ kỹ nghệ, nông nghiệp, và nhà cửa của con người đang liên tục tìm lối của chúng tràn vào các nguồn nước sạch của chúng ta – mặc dù các nổ lực về giáo dục có gia tăng và kềm chế từ phía nhà cầm quyền. Hơn nữa, sự phung phí hormone (kích thích tố) – và thuốc kháng sinh – của con người và động vật cũng đang tìm lối của chúng tràn vào các nguồn cung ứng nước sạch của chúng ta. Các nghiên cứu khoa học đang bắt đầu cung ứng bằng chứng cho thấy có mọi điều nầy đang tạo ra những tác dụng phá hoại trên các hệ thống miễn dịch, nội tiết và tái sản xuất của con người và động vật. Nhiều nhà nghiên cứu đã tin rằng sự tấn công sớm sủa của tuổi dậy thì nơi các cô gái ở các nước giàu có là kết quả của các chất kích thích được tìm thấy trong cả thức ăn và nước uống của chúng ta.
Khi dân số của thế giới tăng lên, đòi hỏi về thức ăn gia tăng. Đổi lại, điều nầy đòi hỏi phải sản xuất về nông nghiệp nhiều hơn. Tưới tiêu của nông nghiệp chịu trách nhiệm 70% toàn bộ nước được sử dụng trên toàn cầu. Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cho nông nghiệp, và phù sa đang làm ô nhiễm các hệ thống sông ngòi. Việc bơm nước cho nông nghiệp đã làm giảm thiểu cấp độ nước trong hầu hết các nguồn nước ngầm dưới mặt đất (được gọi là tầng ngậm nước). Khi nước sạch trong tầng ngậm nước ở gần biển được bơm lên, tầng nầy sẽ được làm đầy lại bằng nước mặn tràn vào từ biển – nước muối không sử dụng được cho nghề nông và sự tiêu dùng của con người.
Ngay cả những đập nước, từng được xem là câu trả lời cho sự thiếu thốn nước tiêu dùng trên thế giới, giờ đây được chỉ ra là nguyên nhân của sự suy giảm nước. Không như nước mưa, đã được làm sạch do sự chưng cất tự nhiên, nước bị giữ ở đàng sau mấy cái đập thường bị nhiễm mặn – làm thoái hoá đất đang chứa nó. Đất đai trong những khu vực rộng lớn của Iraq và thậm chí trong các khu vực hoang mạc sản xuất về nông nghiệp của miền Tây Nam Hoa kỳ đang bị nhiễm mặn ngày càng tăng. Đất cứng trắng nhất chứa nhiều muối thường lấp lánh dưới ánh mặt trời, cây trồng có thể mọc lên chỉ vì chúng được nâng đỡ bởi các phương pháp chuyên sâu, đắt tiền, trong nông nghiệp.
Vì nước sạch được tiêu thụ bởi dân số tăng nhanh trên thế giới, vô số con sông lớn và nhỏ không còn chảy ra tới biển được nữa. Và phần nhiều trong số đó đang bị ô nhiễm. Kết quả không thể tránh được là sự suy thoái trầm trọng của nguồn nước gần bờ biển, làm chết các mạch san hô và hủy diệt nhiều môi trường sống dưới biển khác quan trọng cho việc sản xuất các loài cá cùng những hải sản khác có cần để nuôi sống nhiều người dân trên thế giới.
Có một việc đã được làm rõ ràng bởi cơn khủng hoảng nước sạch ngày càng tăng: Chúng ta phải làm nhiều hơn là chỉ có tiêu thụ nước, chúng ta phải trở thành người quản gia của nước nữa. Sự sống, sức khoẻ, và cuộc sống lành mạnh của hàng tỉ người khắp toàn cầu đều nương vào sự hiểu biết và quản lý cẩn thận nguồn nước sạch trên thế giới.
Hiến một ly nước cho một người đang khát nước là một sự bày tỏ thái độ vâng phục biết yêu thương kẻ lân cận của mình thì nhiều hơn là một dấu hiệu. Điều đó cũng phản ảnh thực tại nghiêm túc các nguồn nước sạch của thế giới đang bị đe doạ. Vì vậy hành động giống như Đấng Christ yêu thương kẻ lân cận sẽ dính dáng tới việc bảo hộ quyền sử dụng chất cung ứng sự sống cho mọi người nầy.
Có một việc đã được làm rõ ràng bởi cơn khủng hoảng nước sạch ngày càng tăng: Chúng ta phải làm nhiều hơn là chỉ có tiêu thụ nước, chúng ta phải trở thành người quản gia của nước nữa.
70% lượng nước rút ra từ các dòng sông, ao hồ, và các tầng ngậm nước dưới lòng đất đã được sử dụng cho việc tưới tiêu nông nghiệp. Và hầu hết phân nửa lượng nước đó bị mất mát do bốc hơi và thất thoát trước khi nó đến với gốc rễ của loài thực vật đang khao khát. Vì vậy việc thực hành chức năng quản lý nước quan trọng nhất nên được phát triển và bổ sung sao cho hiệu quả hơn là chỉ có lo tưới tiêu. Tưới tiêu nhỏ giọt, là điều các khoa học gia chuyên về nông nghiệp và nông dân người Do thái đã đi tiên phong đã trở thành các phương pháp tưới tiêu có độ phung phí ít khắp thế giới giờ đây đều biết là “micro irrigation” (tưới thật ít). Các phương pháp nầy kết quả trong việc cắt đi phân nửa nguồn sử dụng nước. Rõ ràng là sự chấp nhận và bổ sung rộng rãi cách làm nầy sẽ trở thành chức năng quản lý nước khôn khéo.
Có một lượng nổ lực bảo tồn vĩ mô quan trọng khác sẽ làm giảm sức tiêu thụ nước:
Tái sinh lại lượng nước thải trong các thành phố. Thí dụ, Mexico City đang sử dụng nước thành phố thải ra để tưới tiêu và bón phân cho đồng ruộng trồng cỏ linh năng (alfalfa). Arcata, California, và nhiều thành phố khác trong nước Mỹ, hiện đang kết hợp cách xử lý nước thải với sự phát triển khu đầm lầy với nguồn nước sạch, tưới tiêu mùa màng, và làm tăng môi trường sống hoang dã. Hàng ngàn thành phố tự trị giờ đây đòi hỏi các toà nhà mới với các chỗ đậu xe lát gạch cung ứng nước – những lưu vực nước làm cho nước mưa thấm qua đất vào lại tầng ngậm nước rồi chảy vào các dòng suối và từ các cống rãnh của thị trấn.
Tái sinh và bảo tồn lượng nước thải công nghệ. Điều nầy đòi hỏi 300 tấn nước để tạo ra một tấn thép. Sự kiện nầy chỉ ra độ lớn của việc sử dụng nước trong công nghệ. Tuy nhiên, ở Mỹ từ 1950 đến 1990, nước được công nghệ sử dụng đã giảm 1/3 trong khi đầu ra công nghệ tăng lên gấp bốn lần. Đây là chiếc đồng hồ báo rất mạnh mẽ chỉ ra sứ điệp nói về sự bảo tồn nước sau cùng đã được lưu ý đến. Tuy nhiên, các nước càng phát triển trong hiện tại có nhiều tài nguyên và nhiều cách giải quyết hơn các nước kém phát triển khi kết hợp các nguyên tắc đúng đắn trong việc quản lý nước. Thí dụ, các quốc gia Tây phương Euro, sử dụng phân nửa nguồn nước để tạo ra một tấn giấy bằng Trung Hoa sử dụng, họ tiêu thụ 119.000 galons nước cho một tấn giấy.
Bối cảnh đối đầu với thảm thực vật tự nhiên ở địa phương. Các tiêu chuẩn làm cho cảnh quan ra xinh đẹp đang làm thay đổi rất nhanh trong việc phản ứng lại cơn khủng hoảng về nước sạch ở nhiều quốc gia. Nhiều thành thị và cư dân ở các địa điểm khô cằn thường phấn đấu để làm “xanh” những bãi cỏ, công viên, các tuyến giữa những đại lộ bằng cách tưới một lượng nước vào cảnh quan – đôi khi làm một dấu hiệu chỉ ra sự sung túc. Giờ đây, nhiều người công nhận rất là phung phí khi nổ lực tạo ra khu rừng lúc nào cũng có mưa trong bầu không khí của sa mạc. Họ đã đi từ “xanh và tươi tốt là đẹp” đến chỗ “gai góc và thưa thớt là đẹp”. Phần nhiều các thành phố trong sa mạc phía Tây Nam của châu Mỹ giờ đây đang tìm cảnh quan cho cả thịnh vượng chung và riêng với các loại thực vật bản xứ kháng hạn. Sự thay đổi thái độ nầy – bắt buộc do giá nước tăng và sự thiếu hụt nước – đã kết quả trong sự cắt giảm nước xài.
Nếu cách thực hành bảo tồn vĩ mô nầy bởi các học viện được thêm vào với cách thực hành bảo tồn vĩ mô bởi các cá nhân, các lợi ích trong sự quản lý nước sẽ chắc chắn có cho nhiều người. Một số cách làm riêng tư nầy đã có như sau:
- Lắp đặt loại nhà vệ sinh để lấy phân thay vì chuyển nó cho các loại thực vật xử lý bằng nước.
- Lắp đặt các vòi nước chảy thấp.
- Sửa lại các chỗ rĩ nước.
- Không để cho nước chảy liên tục khi đánh răng.
- Bớt thường xuyên giặt giũ quần áo, chỉ giặt khi luồng nước chảy mạnh.
- Sử dụng máy rửa chén đĩa chỉ khi chúng đầy ắp, và vận hành chúng theo vòng quay ngắn thôi.
- Đừng để cho nước chảy khi rửa chén đĩa bằng tay.
- Giữ nước uống được lạnh trong tủ lạnh thay vì mở vòi cho tới chừng nước lạnh.
- Bỏ đồ ăn làm phân thay vì đưa nó vào máy nghiền rác.
- Rửa xe hơi bằng xô đựng nước và chỉ sử dụng vòi nước khi làm sạch.
- Quét lối đi và lề đường thay vì làm sạch bằng cách xịt nước.
- Tưới những bãi cỏ và cảnh quan vào sáng sớm hay vào buổi tối (rất tốt cho cây cối).
- Dùng “nước xám” từ những chậu, vòi sen, chậu rửa chén, để tưới cây cối.
- Thu thập và sử dụng nước mưa để tưới cây cối.
- Xem lại “tính cần thiết” của các hồ bơi trong bầu không khí khô hạn.
- Trả các khu vực được tưới tiêu rộng lớn lại cho thảm thực vật được tưới tiêu tự nhiên.
Đây chỉ là một vài trong nhiều nổ lực riêng tư hầu bảo tồn nguồn nước đã được coi là những cách làm thực tế khi “yêu kẻ lân cận như mình”. Nếu chúng ta ý thức được sự kỳ diệu của nước, chúng ta cũng được nhắc nhớ tới Đấng không những đã dựng nên thế giới của chúng ta, mà còn đặt nó dưới sự giám sát của chúng ta nữa (Sáng thế ký 2.4-15).
NƯỚC VÀ KINH THÁNH
TRONG CÂU CHUYỆN CỦA KINH THÁNH
Khi đưa ra tầm quan trọng của nước trong mọi quá trình của sự sống, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi khám phá ra thể nào nước, hình ảnh của nước, và hình thái tượng trưng của nước có trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, cái điều làm cho nhiều người phải kinh ngạc là chiều sâu hiểu biết về bản chất vật lý của nước đã được chứng tỏ bởi các trước giả của Kinh Thánh hơn 2000 năm qua. Thường thì người ta tin rằng phần nhiều các quá trình, giống như chu kỳ của nước, không được am hiểu cho tới khi có sự gia tăng trong tri thức khoa học bắt đầu với Thời Kỳ Phục Hưng. Nhưng một số sách xưa nhất trong Kinh Thánh chỉ ra rằng tri thức về các thuộc tính nâng đỡ sự sống của nước đã có nhiều kể từ các thời kỳ xa xưa.
Quản lý tốt cõi thọ tạo được gắn với sự chúng ta thờ lạy Đấng đã dựng nên cõi ấy – và chúng ta.
Đây là một số quá trình được nhắc tới ít nhất 1.000 năm trước thời của Đấng Christ:
Mối quan hệ về sinh thái: “Sậy há mọc nơi chẳng bưng bàu ư? Lác há mọc lên không có nước sao? Khi còn xanh tươi chưa phải phát, thì đã khô trước các thứ cỏ khác” (Gióp 8.11-12).
Sự xói mòn và sự hoà tan: “Nước làm mòn đá, lụt trôi bụi đất…” (Gióp 14.19).
Quan trọng cho sự tái sinh các loại thực vật: “Vì cây cối dẫu bị đốn còn trông cậy sẽ còn mọc lên nữa, không thôi nức chồi. Dẫu rễ nó già dưới đất, thân nó chết trong bụi cát, vừa có hơi nước, nó sẽ mọc chồi, và đâm nhành như một cây tơ” (Gióp 14.7-9).
Mây do nước bốc hơi: “Ngài ém nước trong các áng mây Ngài, mà áng mây không bứt ra vì nước ấy” (Gióp 26.8). “Ngài chứa nước trong mây, và giăng ra các mây chớp nhoáng của Ngài” (Gióp 37.11). “Ngài khiến mây bay lên từ nơi cùng-đầu đất, làm chớp-nhoáng theo mưa, khiến gió ra từ các kho tàng của Ngài” (Thi thiên 135.7).
Sự bay hơi và đông đặc: “Vì Ngài thâu hấp các giọt nước: rồi từ sa mù giọt nước ấy bèn hóa ra mưa, đám mây đổ mưa ấy ra, nó từ giọt sa xuống rất nhiều trên loài người” (Gióp 36.27-28).
Chu kỳ của nước: “Mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm đầy biển; nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa” (Truyền đạo 1.7).
Do phần nhiều người trong chúng ta sinh sống và làm việc ở những nơi được bảo vệ và tách biệt không ở ngoài trời, chúng ta có khuynh hướng không nhận ra các quá trình quan hệ tới nước đang diễn ra quanh chúng ta, trừ phi chúng ta bị kéo vào việc phải coi chừng một trận bão đến thình lình, cơn lũ quét, hay một trận bão tuyết đầy sự thạnh nộ. Mặt khác, những người xưa đã có một sự quen thuộc với thế giới tự nhiên buộc họ phải có lòng kính trọng lớn lao đối với quyền năng của Đấng Tạo Hoá được chứng tỏ qua sự năng động của nước. Hãy xem xét một loạt những câu hỏi nầy từ sách Gióp được dự trù để nhấn mạnh sự tể trị của Đức Chúa Trời trên cõi thiên nhiên:
“Ai đào kinh cho nước mưa chảy, phóng đường cho chớp nhoáng của sấm sét, để mưa xuống đất bỏ hoang, và trên đồng vắng không có người ở; Đặng tưới đất hoang vu, mong quạnh, và làm cho các chồi cây cỏ mọc lên? Mưa có cha chăng? Ai sanh các giọt sương ra? Nước đá ra bởi lòng của ai? Ai đẻ ra sương móc của trời? Nước đông lại như đá, rồi ẩn bí, và mặt vực sâu trở thành cứng” (Gióp 38.25-30).
LÀ NGUỒN VÀ SỰ TRƯỞNG DƯỠNG CỦA SỰ SỐNG
Không nghi ngờ chi nữa, tham khảo quan trọng nhất đến nước trong Kinh Thánh – có lẽ trong tất cả văn chương của con người – được thấy có trong câu chuyện Sáng thế ký nói tới sự sáng tạo. Đấy là chỗ chúng ta tìm được câu nói cơ bản về sự kết nối của sự sống với nước:
“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước” (Sáng thế ký 1.1-2). Chữ “vực” trong câu thứ hai là một từ ngữ Hy bá lai cũng đề cập tới nước – những vực sâu không đáy của các đại dương. Hình ảnh Thần của Đức Chúa Trời đang vận hành bảo hộ trên mặt nước của địa cầu khi Đấng Tạo Hoá cung ứng nguồn cho mọi loài sống tương ứng với sự phát triển sự sống của từng người sanh ra trên chính quả địa cầu nầy. Đức Thánh Linh đang bay lượn dẫn dắt sự phát triển của sự sống ở trên đất thật dễ yêu như Ngài đang dẫn dắt từng linh hồn con người được trưởng dưỡng trong vùng nước nhau thai của người mẹ.
Chắc chắn là Francis xứ Assisi đã có hình ảnh nầy về sự trưởng dưỡng ở trong trí khi ông viết: “Đáng ngợi khen thay, Chúa của tôi, vì Chị-Mẹ Đất của chúng ta, đang nâng đỡ và giữ gìn chúng ta”. Dân sự của Sách Trời không cảm thấy bị ép phải loại bỏ hình ảnh xinh đẹp nầy chỉ ra quả đất giống như một người mẹ đang ấp ủ. Thay vì thế, chúng ta phải dạn dĩ tuyên bố rằng Đức Chúa Trời Cha chúng ta qua sự khôn ngoan và quyền phép đời đời của Đức Chúa Con và sự giám sát của Đức Chúa Thánh Linh đã tạo ra địa cầu với khả năng trưởng dưỡng mọi loài sống nó có. Sự sống đó không tồn tại nếu không có phép lạ của nước.
Ý nghĩa gốc của chữ La tinh “trưởng dưỡng” là “cung cấp sữa cho”. Từ đây chúng ta có thể nhìn thấy cách nói bóng của Thánh Francis “Mẹ Đất” không dựa theo một sự hiểu biết của thuyết phiếm thần [pantheistic] đâu, mà dựa theo thực tại của tự nhiên. Là một môn đồ của Đấng Christ, ông đã dâng lên Chúa của ông và Đức Chúa Trời lời ngợi khen rất thích ứng, như tác giả Thi thiên đã làm:
“Ha-lê-lu-gia! Từ các từng trời hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va! Hãy ngợi khen Ngài trong nơi cao cả! Hỡi hết thảy các thiên sứ Ngài, hãy ngợi khen Ngài! Hỡi cả cơ binh Ngài, hãy ngợi khen Ngài! Hỡi mặt trời, mặt trăng, hãy ngợi khen Ngài! Hỡi hết thảy ngôi sao sáng, hãy ngợi khen Ngài! Hỡi trời của các từng trời, hỡi nước trên các từng trời, Hãy ngợi khen Ngài! Cả thảy khá ngợi khen danh Đức Giê-hô-va; Vì Ngài ra lịnh, thảy bèn được dựng nên. Ngài lập cho vững các vật ấy đến đời đời vô cùng; Cũng đã định mạng, sẽ không có ai vi phạm mạng ấy” (Thi thiên 148.1-6).
Phôi thai của con người, trải qua một thời gian 9 tháng, lớn lên thành hình con trẻ giống như nó đang “bơi” trong túi nước nhau thai. Sự thực nầy cung ứng cho chúng ta cách giải thích đơn giãn và thích ứng nhất về câu nói của Chúa Jêsus cho Nicôđem rằng: “nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần” (Giăng 3.5-6). Trước tiên, con người được sanh ra theo tự nhiên – sanh ra từ nước. Và người nào đặt đức tin mình nơi Đức Chúa Jêsus Christ được sanh ra “lần thứ hai” – sanh ra bởi Đức Thánh Linh.
NHƯ ĐƯỢC THẤY Ở CÁC PHÉP LẠ TRONG KINH THÁNH
Khi nước rất quan trọng như thế tại vùng Trung đông, thì chẳng có gì phải ngạc nhiên khi khám phá ra nước thường là yếu tố chính trong nhiều phép lạ của Kinh Thánh:
- Sáng tạo ra sự sống (Sáng thế ký 1).
- Nước lụt (Sáng thế ký 6-9).
- Sự bảo toàn cho con trẻ Môise (Xuất Êdíptô ký 2).
- Các trận dịch chống lại Ai cập (Xuất Êdíptô ký 7-10.
- Chia Biển Đỏ ra làm hai (Xuất Êdíptô ký 14).
- Nước chảy ra từ hòn đá (Xuất Êdíptô ký 17).
- Sông Giôđanh chia làm hai (Giôsuê 3).
- Êli và cơn hạn hán (I Các Vua 17-18).
- Cách dùng nước tưới đường mương quanh bàn thờ của Êli (I Các Vua 18).
- Êlisê và lưỡi rìu nổi lên (II Các Vua 6).
- Chúa Jêsus hoá nước thành rượu (Giăng 2).
- Mẻ lưới cá (Luca 5; Giăng 21).
- Chúa Jêsus đi bộ trên mặt nước (Mathiơ 14).
- Chúa Jêsus quở bão yên lặng (Mác 4).
Đức Chúa Trời đã sử dụng hầu hết các phép lạ nầy trong đời sống của Israel chủ yếu là bằng chứng chỉ ra sự hiện diện và quyền phép của Ngài cho một dân bị vây quanh bởi những nền văn hoá phục vụ cho các tà thần vô quyền. Nhưng Kinh Thánh nói rõ rằng ngay cả các biến cố của thiên nhiên cũng có yếu tố lạ lùng. Có phải Đức Chúa Trời làm cho nước chảy ra từ hòn đá theo lịnh của Môise, điều nầy thì đáng sợ hơn là nước mà Ngài cho chảy từ ngàn năm ở chân Núi Hermon để làm đầy biển Galilê, sông Giôđanh, và Biển Chết không?
Hãy xét xem sự hiện diện kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong trụ mây (nước bay hơi) vào ban ngày và trong trụ lửa vào ban đêm đã dẫn dắt dân Hêbơrơ qua đồng vắng. Có phải điều đó oai nghi hơn sự bày tỏ của Ngài trong sấm sét vỗ vào bề mặt của địa cầu mỗi ngày với âm thanh ghê sợ chớp nhoáng dữ dội không? Và có phải phép lạ tức thì khi Chúa Jêsus hoá nước thành rượu có đáng kinh ngạc hơn phép lạ rút nước không mùi không màu lên khỏi đất rồi đẩy nó chảy qua những gốc nho để đốc ra những trái nho ngọt dịu, rồi từ đó mà làm nên rượu không? Kinh Thánh cung ứng cho chúng ta một hình ảnh rất đẹp về điều nầy:
“Trong ngày đó, các ngươi khá hát bài nói về vườn nho sanh ra rượu nho! Ấy chính ta, Đức Giê-hô-va, là Đấng giữ nó, sẽ chốc chốc tưới nó, và giữ nó đêm ngày, kẻo người ta phá hại chăng” (Êsai 27.2-3).
Và có phải phép lạ tức thì khi Chúa Jêsus hoá nước thành rượu có đáng kinh ngạc hơn phép lạ rút nước không mùi không màu lên khỏi đất rồi đẩy nó chảy qua những gốc nho để đốc ra những trái nho ngọt dịu, rồi từ đó mà làm nên rượu không?
Ý tưởng về quá trình đều đặn của thiên nhiên là lạ lùng rõ ràng đã có trong sách Gióp:
“Ngài làm công việc lớn lao, không sao dò xét được, làm những sự diệu kỳ, không thể đếm cho đặng; Ngài ban mưa xuống mặt đất, cho nước tràn đồng ruộng” (Gióp 5.9-10). “Ngài làm những việc lớn lao, không sao dò xét được, những dấu kỳ chẳng xiết cho được” (Gióp 9.10).
Một trong những khải thị đáng giật mình nhất của Kinh Thánh là những điều Kinh Thánh nói về Đức Chúa Jêsus Christ là ai, và tại sao Ngài có thể làm ra những phép lạ mà Ngài đã làm. Sự thật đáng kinh ngạc, ấy là trong khi Chúa Jêsus là một con người, Ngài đã làm ra nhiều phép lạ ở địa phương nhất định. Nhưng trước khi Ngài hoá thân thành xác thịt, và liên tục cho đến ngày nay, Ngài làm ra nhiều phép lạ hàng ngày trên toàn cõi vũ trụ. Với quyền phép siêu nhiên của Ngài, Ngài giữ vững mọi khía cạnh vật chất trong sự sáng tạo:
“Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài” (Côlôse 1.15-17).
Chính lẽ thật nầy được thấy có trong chương đầu tiên của sách Hêbơrơ:
“Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian; Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao” (các câu 1-3).
Từ các phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta học được lẽ đạo cơ bản trong Kinh Thánh rằng Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời chơn thật trong xác thịt – Ngôi Hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, là Đấng trong hình thái trước khi hoá thân thành xác thịt đã chịu trách nhiệm trong việc sáng tạo ra đủ thứ vật chất rồi liên tục giữ vững các vật chất ấy lại với nhau. Đây đúng là trường hợp, chúng ta hiểu rằng Đấng đã kết chặt các nguyên tử hydrogen đầu tiên với oxygen để hình thành ra nước ban sự sống đầu tiên cũng chính là Đấng làm thay đổi kết cấu của nước thành rượu khi Ngài có mặt trên mặt đất – và cũng chính là Đấng ban cho chúng ta nước của sự sống đời đời.
LÀ DẤU HIỆU CỦA SỰ SỐNG
Vì cớ mối quan hệ của nước với sự sống, nước đã đứng theo nghĩa bóng là một dấu hiệu của sự sống xuyên suốt phần lịch sử đã được ghi lại. Rồi trong Kinh Thánh, sự sống nầy có biểu tượng quan trọng hơn khi nó tiêu biểu cho ơn cứu rỗi dẫn tới sự sống đời đời. Điều nầy lần đầu tiên được nhắc tới bởi tiên tri Êsai:
“Nầy, Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi tôi; tôi sẽ tin cậy và không sợ hãi. Vì Đức Giê-hô-va, chính Đức Giê-hô-va, là sức mạnh của tôi, lời ca tụng của tôi; Ngài đã nên sự cứu rỗi tôi. Vậy nên các ngươi sẽ vui vẻ mà múc nước nơi các nguồn sự cứu” (Êsai 12.2-3).
Từ khi dân Israel không giữ lòng trung tín với Đức Chúa Trời, họ đã được nhắc nhớ về thái độ bất trung của họ bởi tiên tri Giêrêmi, toàn bộ sự nghiệp của ông được dành cho việc kêu gọi dân tộc ông phải ăn năn:
“Dân ta đã làm hai điều ác: chúng nó đã lìa bỏ ta, là nguồn nước sống, mà tự đào lấy hồ, thật, hồ nứt ra, không chứa nước được…Hỡi Đức Giê-hô-va, là sự trông cậy của Y-sơ-ra-ên, những kẻ nào bỏ Ngài đều sẽ bị xấu hổ! Những kẻ lìa khỏi ta sẽ bị ghi trên đất, vì họ đã bỏ suối nước sống, tức là Đức Giê-hô-va” (Giêrêmi 2.13; 17.13).
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời rất giàu ơn và có lòng thương xót. Ngài thường xuyên cung ứng cho dân sự Ngài một con đường quay trở lại với Ngài. Một trong những vị tiên tri sau cùng của Cựu Ước đã nói trước sự cuối cùng vinh hiển khi Israel sau cùng biết ăn năn trong những ngày sau rốt:
“Xảy ra trong ngày đó, nước sống sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem, phân nửa chảy về biển đông, phân nửa chảy về biển tây, trong mùa hạ và mùa đông đều có” (Xachari 14.8).
Thật là thích ứng khi Chúa Jêsus, tác giả của Giao ước Mới, lại lấy đúng chỗ mà Giao ước Cũ chừa lại – thông báo cho người đàn bà cô độc ở Samari sự ban hiến vĩ đại nhất của Đức Chúa Trời cho nhân loại:
“Ví bằng ngươi biết sự ban cho của Đức Chúa Trời, và biết người nói: “Hãy cho ta uống” là ai, thì chắc ngươi sẽ xin người cho uống, và người sẽ cho ngươi nước sống. Người đàn bà thưa: Hỡi Chúa, Chúa không có gì mà múc, và giếng thì sâu, vậy bởi đâu có nước sống ấy? Tổ phụ chúng tôi là Gia-cốp để giếng nầy lại cho chúng tôi, chính người uống giếng nầy, cả đến con cháu cùng các bầy vật người nữa, vậy Chúa há lớn hơn Gia-cốp sao? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời” (Giăng 4.10-14).
Một trong những sự thực quyến rũ nhất của sứ điệp Kinh Thánh nói tới ơn cứu rỗi dành cho mọi người, ấy là ân ban ấy thường được truyền đạt trước tiên cho hạng người thấp kém nhất. Người Do thái, là kẻ đã nhận lãnh khải thị gốc do Đức Chúa Trời viết ra, bị người Lamã xem khinh và các nhà chinh phục khác xem là rác rưỡi vô giá trị. Bản thân người Do thái lại xem khinh người Samari là một trong những thứ mà loài người đã thải ra. Nhưng Chúa Jêsus đã tỏ ra ước ao và khả năng của Ngài muốn cứu lấy một con người hư mất và bị tội lỗi hành hại như người đàn bà Samari nầy.
Không bao lâu sau khi đưa ra lời ban hiến sâu rộng đó, Chúa Jêsus đã lập một của lễ tối thượng, để cho huyết sự sống của Ngài đổ ra trên đất dưới chân thập tự giá của Ngài – hành động tự hy sinh cao cả nhất trong lịch sử, và là một hành động đảo đảm sự tha thứ cho nhân loại tội lỗi. Sự tưởng tượng về huyết đổ ra cung ứng nước ban sự sống, chữa lành cho tội lỗi, đã được trình bày rất tao nhã trong bài thánh ca của William Cowper có đề tựa là: “Suối huyết tuôn”. Bài thánh ca nầy rút hình bóng về nước mà Xachari đã sử dụng: “Trong ngày đó sẽ có một suối mở ra cho nhà Đa-vít và dân cư Giê-ru-sa-lem, vì tội lỗi và sự ô uế” (Xachari 13.1).
“Kìa, trông suối thiêng huyết báu tuôn đầy, từ hông Jêsus phát nguyên. Tội nhân tắm mình dưới suối huuyết nầy, sạch hết mọi gian ác liền. Sạch hết mọi gian ác liền. Trắng trong bao nỗi ác khiên. Tội nhân tắm mình dưới suối huyết nầy. Sach hết mọi gian ác liền”.
“Kìa, tên cướp xưa lúc chết phước thay, kịp trông hông huyết Ngài đây. Dầu tôi xấu xa giống kẻ cướp nầy, nhờ huyết được trong trắng ngay. Nhờ huyết được trong trắng ngay. Trắng trong không vết mảy may. Dầu tôi xấu xa giống kẻ cướp nầy, nhờ huyết được trong trắng ngay”.
“Quyền năng huyết Chiên Con suốt đến muôn đời. Diệu thay, vô đối linh dược. Tận khi thánh dân Chúa cất lên trời, toàn cứu tội khôn nhiễm được. Toàn cứu tội khôn nhiễm được. Ác khiên khôn nhiễm gì được. Tận khi thánh dân Chúa cất lên trời, toàn cứu tội khôn nhiễm được”.
“Nhờ tin chính tôi thấy suối láng lai, từ hông Jêsus trào sôi. Đề mục của tôi, ấy ái tâm Ngài, vẫn nói dầu tôi chết rồi. Vẫn nói dầu tôi chết rồi. Nói luôn tuy hết đời tôi. Đề mục của tôi, ấy ái tâm Ngài, vẫn nói dầu tôi chết rồi”.
Sự khẳng định về khả năng của Chúa Jêsus cung ứng nước sự sống đã đến một cách ngắn ngủi sau khi Ngài chịu đóng đinh trên thập tự giá, khi Ngài lại ra khỏi mồ mả. Thế rồi, sau khi Ngài tỏ ra mình là sống với các môn đồ, Ngài thăng thiên về trời, ở đó Ngài chờ đợi cho tới kỳ đã định về sự tái lâm đã được hứa của Ngài.
Sứ đồ Giăng đã viết ra câu chuyện Chúa Jêsus ban hiến “nước sống” cho người đàn bà Samari (Giăng 4). Nhiều năm về sau, ông đã nhận lãnh một sự khải thị qua sự hiện thấy từ Chúa Jêsus, là Đấng đã phán:
“Xong rồi! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không” (Khải huyền 21.6).
Vì vậy, nước trở thành yếu tố chính trong Kinh Thánh. Nó xuất hiện từ lúc đầu như nguồn gốc và chất liệu của mọi sự sống tạm thời, và nó lại xuất hiện ở phần cuối như dấu hiệu quan trọng cho sự sống đời đời.
Giăng tiếp tục công bố rằng Chúa Jêsus: “chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra” (Khải huyền 22.1). Giăng đã đưa ra một cái nhìn thoáng qua vào sự ứng nghiệm trong tương lai lời tiên tri của Xachari. Vị sứ đồ còn nói rằng Chúa Jêsus đã cơi rộng sự ban hiến rời rộng của Ngài cho người đàn bà Samari cho hết thảy chúng ta – lời mời gọi sau cùng của ơn cứu rỗi trong Kinh Thánh.
“Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không” (Khải huyền 22.17).
Vì vậy, nước trở thành yếu tố chính trong Kinh Thánh. Nó xuất hiện từ lúc đầu như nguồn gốc và chất liệu của mọi sự sống tạm thời, và nó lại xuất hiện ở phần cuối như dấu hiệu quan trọng cho sự sống đời đời.
Quả nhiên, nước thật là kỳ diệu. Nhân loại – mọi loài sống – sẽ không tồn tại nếu không có nó. Và sự sống đời đời sẽ chẳng thuộc về chúng ta nếu không có nước kỳ diệu tiêu biểu cho công tác cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus Christ.
Bạn có đáp ứng lại với lời mời gọi của Chúa Jêsus dự phần vào nước sự sống không? Nếu chưa, giờ đây sẽ là thời điểm tuyệt vời để đến với Nguồn của tất cả nước, ơn tha thứ, và sự sống đời đời. Hãy tiếp nhận và tin cậy Đấng là sự diệu kỳ thực sự của nước (Giăng 1.1-14).