NGỌN ĐÈN TRONG CHỐN TỐI TĂM
Jerry Busselman
Sức khỏe của thú vật không phải là một vấn đề dễ thở ở châu Phi; mà đó là vấn đề của sống và chết. Một ít trâu bò, chiên, dê và heo là nguồn thực phẩm và thu nhập chính của dân làng. Tuy nhiên, các loài thú lại mang số lượng lớn ký sinh trùng cả trong lẫn ngoài, tỉ như loài ve, bọ chét và các loại giun sán ở trong ruột. Việc cung ứng sự tiêm chủng đơn giãn sẽ khiến cho chúng tránh được ký sinh trùng trong sáu tháng, thời gian đủ cho các loài thú lớn lên mạnh mẽ và nhờ đó đem lại lợi lộc cho nhà nông và gia đình của họ. Vì vậy, đấy là những gì đội thú y ngắn hạn của chúng tôi đã sửa soạn để lo làm — tiêm chủng nhiều loài thú khi chúng tôi có thể lo liệu được trong ba ngày.
Bảy thành viên của Hội thánh Christ Community (viết tắt là CCC) đã rời Omaha vào tháng Tám 2010 trong chuyến mạo hiểm 10 ngày ở Mali, là quốc gia thứ ba nghèo nhất trên thế giới và là một địa điểm mà ở đó sự chăm sóc về thú y rất thiếu thốn. Không một ai trong chúng tôi biết phải trông đợi điều gì! Sẽ có những vị trí thích ứng để cột sừng của loài thú lại hầu cho có sự an toàn cho chúng tôi — hay chúng tôi sẽ rời vào cảnh “cao bồi” với những sợi dây và sức mạnh của con thú? Chúng tôi có đem đủ thuốc men cho số lượng thú vật mà chúng tôi phải xử lý hay không đi nữa, vì không biết rõ số lượng chúng? Thời tiết có cộng tác hay không? Sức khỏe của chúng tôi có được duy trì hay không? Một ý thức mạo hiểm đã đến từ chỗ nhìn biết chúng tôi sẽ nhìn thấy và làm nhiều việc mà một số người phương Tây đã từng kinh nghiệm. Sự bình an đã đến từ chỗ nhìn biết Đức Chúa Trời đang hiện diện ở khắp mọi nơi.
Một gánh nặng phải chia sẻ
Khi vụ nhân sự từ Hội Compassion and Mercy bắt đầu nghiên cứu tính khả thi của việc đem một đội đến Mali, họ có một thắc mắc dành cho Dan Nesselroade, một bác sĩ y khoa tại Bịnh viện dành cho Phụ nữ và Trẻ em ở Koutiala: “Có phải ông quen một vị Mục sư trong khu vực, là người có mối quan hệ với các nông gia gần đó để trở thành người chủ đạo cho đội ngắn hạn nầy?” Bác sĩ Nesselroade ngay lập tức nghĩ tới Mục sư George Gouita.
Khoảng hai năm trước, Mục sư George có gánh nặng muốn chia sẻ Đấng Christ ở một vùng sâu vùng xa của Mali đã bị canh chừng đối với Tin Lành bởi các cấp lãnh đạo bộ tộc để họ không bị tôn giáo chi phối. Mục sư George đưa gia đình ông đến làng Ngolonianosso gần Koutiala rồi bắt đầu một lớp nghiên cứu Kinh thánh với tín đồ người Mali trong khu vực. Thường thì phải tốn nhiều năm trời cho các nhân sự Cơ đốc nhìn thấy bất kỳ đáp ứng nào đối với Tin Lành trong các khu vực như thế, song chỉ hai năm sau lần khởi sự khiêm nhường đó, 130 Cơ đốc nhân địa phương đã thuộc về nhà thờ của George.
Khi chúng tôi đến tại Ngolonianosso, người đầu tiên chúng tôi gặp là Mục sư George. Ông đã chịu khó làm việc để truyền đi những tin tức nói tới sự đến của chúng tôi cho các nông gia gần xa. Sự đến của chúng tôi là một sự kiện quan trọng trong cộng đồng nầy. Chúng tôi được giới thiệu với thị trưởng và tù trưởng bộ tộc rồi được tiếp đón trong một tư thế rất nồng ấm thân mật. Ở cuối ngày thứ nhứt, vị thị trưởng đã thưởng chúng tôi theo nghi thức một con gà — một con gà sống, nắm ở hai chân trút ngược cái đầu của nó xuống!
Ngày thứ hai mệt nhừ luôn. Chúng tôi đã làm việc bảy tiếng đồng hồ — ít nhất phân nửa thời gian ấy trong cơn mưa — ngay cả chẳng ngừng nghỉ để dùng bữa nữa. Chúng tôi đồng ý cần phải kết thúc trong ngày ấy, nhưng số thú vật được đem đến luôn. Mục sư George giải thích rằng một số dân làng đã đi từ hai ngày đường với bầy gia súc của họ; một khi chúng tôi ngừng lại các gia đình mệt lã nầy sẽ ra về mà không chờ được, vì vậy chúng tôi cứ tiếp tục để hoàn tất việc tiêm chủng.
Tuy vậy, công việc vẫn không thể làm xuể được. Vào cuối mỗi ngày, sau khi bóng tối phủ xuống, đội của chúng tôi mới khởi động máy phát điện để Mục sư George có thể sử dụng cuốn phi JESUS để chia sẻ Tin Lành. Hàng trăm người Mali đã nghe nói về Chúa Jêsus lần đầu tiên.
Tử tế đối với mọi người
Người Mali không bao giờ bận bịu đến nỗi họ không chào nhau theo cách nồng ấm thân thiện. Nếu một người bạn đến trong khi chúng tôi đang làm việc, ai nấy đều dừng lại để chào tiếp người ấy. Để nhìn thấy người mới đến đó tận mắt, người dân làng sẽ xua con thú mà họ đang giữ trong tay đi, để cho nó tự do chạy nhảy hay dùng sừng nó báng bổ thoải mái. Điều nầy đã xảy ra mỗi lần có một người mới đến gần. Là đội trưởng, tôi muốn công việc tiêm chủng sao cho đạt được hiệu quả, và những lần ngắt quảng lặp đi lặp lại sẽ không được thành. Nhưng khi tôi nhìn thấy niềm vui trên ánh mắt của người dân làng ấy, tôi cũng mĩm cười chớ không sao làm khác đi được.
Giây phút đụng chạm nhiều nhất đã đến sau khi chúng tôi tiêm chủng cho bầy heo của Mục sư George. Mấy con vật đã nằm trong vũng bùn, một mảng bùn phân dày đặc, và ai biết có thứ gì khác nữa hay không!?! Chúng tôi đã phấn đấu với từng bước để giày của chúng tôi không bị lún khi chúng tôi bắt và “chích” cho từng con heo một. Khi chúng tôi hoàn thành công việc, giày của chúng tôi dính đầy lớp bùn trộn phân ấy. Chúng tôi đứng lùi lại khi có mấy người dân làng quì xuống bên chơn của chúng tôi rồi rửa lớp dơ bẩn dính nơi hai bàn tay của họ và nước. Chúng tôi tìm cách ngăn họ lại, thế nhưng họ không chịu thôi cho tới chừng đôi giày của chúng tôi đều được sạch hết. Không, chúng tôi có mặt ở đây để phục vụ cho các bạn, chúng tôi nghĩ, và bạn có mặt ở đây cũng vậy, rửa chơn cho chúng tôi.
Lời cầu nguyện của ông ấy, lời cầu nguyện của tôi
Những người dân làng không phải là những người duy nhứt bị tác động bởi đức tin của George. Ông đã làm thay đổi toàn bộ nhận thức của tôi qua một lời cầu nguyện rất đơn sơ nhưng cũng rất quan trọng. George sống với vợ và năm đứa con của ông trong cái chòi nhỏ, vách trét bùn trộn với rơm chẳng khác gì hơn so với phần nhà cửa còn lại của người dân làng, và ông làm nông giống như mọi người khác để tiếp trợ thực phẩm cho gia đình của mình. Tuy nhiên, tôi sẽ không bao giờ quên lời cầu nguyện hết lòng mà ông hay lặp đi lặp lại: “Lạy Chúa, xin biến con thành ngọn đèn trong chính chốn tối tăm nầy”. Chớ không phải: “Lạy Chúa, làm ơn giúp chúng con có được cái chòi lớn hơn, tiện nghi hơn . . . hay nhiều đồ ăn hơn . . . hoặc quần áo mới hơn đâu”. Mà là: “xin biến con thành ngọn đèn trong chốn tối tăm nầy”. George hiểu rằng Đức Chúa Trời giữ lời hứa của Ngài tiếp trợ cho mọi nhu cần của gia đình ông và giàu ơn nhận lãnh bánh và nơi trú ẩn hàng ngày của ông để trở thành một cái bình sáng láng.
Sự tối tăm ở Mali là một sự tối tăm rất thực. Có khi những việc kỳ lạ diễn ra khi Tin Lành được rao giảng. Có lần, mấy con rắn xuất hiện trong đám đông. Một tối khác, có đứa trẻ bị lên cơn. Tất cả các Mục sư đều chạy đến bên đứa bé, giữ chặt lấy nó rồi nhơn danh Chúa Jêsus mà cầu thay cho nó. Trong trường hợp có nhu cần là thuốc men hay thuộc linh, những Cơ đốc nhân người Mali khởi sự cầu nguyện nhơn danh Chúa Jêsus. Đấy là mọi sự mà họ có. Nếu sự việc cần kíp, Chúa Jêsus phải tỏ mình ra. Cũng thực như ở nước Mỹ, nhưng dường như là chúng tôi không đến với Ngài trước tiên.
Tấm gương của George đã làm thay đổi cách tôi tiếp cận đời sống của mình ở đây tại Omaha. Tôi đang tìm cách biến lời cầu nguyện của ông thành lời cầu nguyện của tôi: “Lạy Chúa, con biến con thành ngọn đèn trong chốn tối tăm hôm nay”.
Chúng tôi đã tiêm chủng cho 5.600 con thú trước khi sự tiếp tế thuốc men cạn kiệt. Và bây giờ, vì George đưa chúng tôi đến đó, ông đã leo lên đến tình trạng “ngôi sao” giữa vòng các dân làng. Họ tin tưởng ông với cách bầy gia súc của họ đang sống mạnh khỏe, và ông đang tìm kiếm sự cởi mở nhiều thêm đối với sự hiện diện và chức vụ của ông, và đồng thời chúng tôi kỳ vọng nơi Đức Chúa Trời của ông. Đấy là những gì toàn bộ chuyến hành trình đã mang lại.
Jerry Busselman, DVM, sở hữu bịnh viện thú y Fort Street, Neb. Karen, vợ ông, chăm sóc cho ba đứa con của họ (Rachel, Aiden và Sean)..