Giải Nobel Sinh Y 2021 (Physiology/Medicine) càng khiến tôi tin vào Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo.
Tại sao bạn nhắm mắt mà vẫn có thể lấy ngón tay rờ vào lỗ mũi, lỗ tai? Tại sao bạn có cảm giác muốn đi tiểu? Tại sao bạn thấy đau khi bị một lực tác động vào cơ thể hoặc một vết thương? Tại sao bạn đến gần một ngọn lửa thì thấy nóng?
Tiến sĩ Ardem Patapoutian và các cộng sự đã tiêu ra hơn 10 năm nghiên cứu để tìm câu trả lời. Ông đã được trao nửa giải Nobel Y Sinh 2021.
Đó là do trong cơ thể có cơ chế, hay nói cách khác là một hệ thống máy móc, truyền và nhận tín hiệu cảm giác mà ta thường gọi là xúc giác. Đây là một hệ thống phức tạp. Trong cơ thể có những gene cảm thụ được xúc giác (sensory receptors) và một hệ thống thần kinh (neuron) truyền tải tín hiệu về cho não bộ. Khi bọng đái căng, các gene/tế bào cảm thụ xúc giác sẽ truyền tín hiệu về cho não bộ. Não bộ quyết định rằng bạn nên đi tiểu.
Tiến sĩ Ardem Patapoutian và cộng sự đã thử nghiệm bằng cách lần lượt tách các gene để tìm xem gene nào có trách nhiệm cảm thụ xúc giác. Đây là một quá trình thủ công, thử và xem. Phải loại bỏ hoặc hạ gục từng gene một (Tiến sĩ Ardem dùng chữ “knocked it down or deleted it), cho đến khi phát hiện gene nào gánh vai trò đó. Miệt mài. Miệt mài. Miệt mài. Thử nghiệm và xem. Đến khi phát hiện được gene cảm thụ xúc giác, nhóm của ông cấy gene này vào một cơ quan khác vốn trước đó nó không cảm nhận được xúc giác. Khi được cấy gene này vào, thì cơ quan đó trở nên cảm thụ được xúc giác.
Nói thì nghe đơn giản, nhưng cả quá trình là cực kỳ phức tạp và công phu.
Tại sao tôi thấy Đức Chúa Trời qua nghiên cứu này?
1,
Cơ thể là một hệ thống vô số những guồng máy phức tạp nhưng lại được thiết kế tinh xảo. Một cỗ máy cực kỳ phức tạp nhưng lại vận hành trơn tru, thì nó không thể là sản phẩm của tiến hóa ngẫu nhiên. Nó phải là một sản phẩm được thiết kế bởi một Ai Đó.
2,
Con người, ngoài việc cảm thụ xúc giác đau đớn, nóng, rát, ngứa…. thì còn có nhu cầu bày tỏ và đón nhận tình cảm qua xúc giác. Tình cảm được chuyển tải và cảm nhận qua cái ôm, cái vuột ve, mơn trớn, cưng nựng, nụ hôn hoặc xúc giác trong quan hệ tình dục. Nếu không có một hệ thống tiếp nhận và truyền tải xúc giác, con người sẽ trở thành khô cứng và thô ráp như robot. Tất cả những điều này được thiết kế, lắp sẵn (built-in) trong cơ thể để con người tận hưởng lạc thú. Con người có thể vui hưởng xúc giác yêu thương, gắn bó, khắng khít, quyến luyến…. mà không giống loài nào có được.
3,
Mỗi gene trong cơ thể người phụ trách một chức năng, vai trò riêng biệt, và có mục đích.
Các tế bào cảm thụ xúc giác, ở mỗi cơ quan mỗi khác. Thí dụ, một cái ôm. Khi được ôm ngang hông, bạn cảm nhận (xúc giác) khác. Khi được ôm từ đối diện cũng khác với khi được ôm từ phía sau. Thí dụ một nụ hôn. Khi được hôn ở bàn tay, bạn cảm nhận khác với hôn ở má. Khi hôn ở vai khác với hôn ở môi…. Tất cả điều này là vì, ở mỗi cơ quan (bộ phận) thân thể thì có các gene và tế bào cảm thụ xúc giác với mức độ khác nhau, và chúng truyến tín hiệu về cho não bộ cũng khác nhau.
Trong cơ thể là một tổng hợp các bộ máy vừa khác biệt vừa hài hòa, chằng chịt đan xen mà lại không xung đột nhau, không chồng chéo nhau. Đó không thể là sản phẩm của tình cờ. Đó phải là sản phẩm của sự sáng tạo siêu đẳng, mà cho tới nay các nhà khoa học thú nhận rằng họ hiểu biết rất ít về bộ máy siêu phức tạp và siêu tinh tế này.
4,
Thế tại sao lông, tóc, móng tay, móng chân thì không có gene/tế bào cảm thụ xúc giác? Là bởi vì những bộ phận này thường xuyên bị cắt bỏ, tỉa sửa, cắt ngắn. Nếu những bộ phận này có thể cảm thụ xúc giác thì bạn sẽ đau biết bao nhiêu khi cắt tóc, khi cắt móng tay, móng chân. Mà nếu không cắt chúng thì bạn sẽ trông như thế nào? Đó là vì Nhà Thiết Kế đã hoàn toàn có ý định, có chủ đích và quyết định dựng nên chúng như vậy. Da thịt có cảm thụ xúc giác, nhưng lông tóc, móng thì không.
Ai Đó đã sáng tạo nên cơ thể con người một cách lạ lùng.
Kính hiển vi là kẻ thù của các nhà tiến hóa, vì nó khiến lý thuyết của họ trở ra ngô nghê.
Kính hiển vi có thể giúp người ta nhìn thấy dấu tay của Đức Chúa Trời!
https://www.scientificamerican.com/…/2021-medicine…/…
Ardem Patapoutian
***
https://www.facebook.com/le.m.dat.96/posts/10158538858280914
***