Giáo sư Nga Ho Dac lại mắc lỗi tư duy trong bài post này.
Trong bài post này, giáo sư Nga Ho Dac hàm ý rằng, Phương Tây trừng phạt Nga, nhưng phương Tây bị thiệt hại nặng nề.
Tư duy này sai như thế nào?
Thực tế là Nga, nói cho chính xác hơn là chính quyền Putin, trong hơn hai chục năm qua, ăn hiếp các nước xung quanh, đặc biệt là Ukraine.
Khi Liên Xô còn, thì Ukraine là nước lớn mạnh thứ nhì trong Liên Xô, chỉ sau Nga. Kẻ mạnh nhất sẽ ghét ai nhất? Trả lời: ghét kẻ mạnh nhì nhất, vì kẻ mạnh nhì là mối đe doạ của hắn.
Khi Liên Xô tan rã, Ukraine và Nga có hiệp ước không xâm lấn nhau. Nga lấy vũ khí hạt nhân của Ukraine, đổi lại là cam kết giữ an ninh cho Ukraine, tuyệt đối không xâm lấn lãnh thổ Ukraine.
Nhưng lời cam kết của một thằng khốn nạn thì chẳng có trọng lượng gì. Nó cũng giống như lời hứa chung thuỷ của một tên sở khanh.
Năm 2014, Putin ngang ngược chiếm Crimea là lãnh thổ của Ukraine. Cuộc xâm lược đó, Putin thành công, vì Mỹ và Phương Tây chỉ phản đối chiếu lệ.
Một tên cướp hôm nay trấn lột thành công sợi dây chuyền của người ta, ngày mai nó sẽ trấn lột chiếc xe. Tháng 2/2022, Putin cất binh đánh xâm lược Ukraine với những lý do ất ơ, chỉ toàn là nói vu.
Thế giới đứng trước câu hỏi lớn, cứu hay không cứu Ukraine? Người có lương tri bình thường không khó trả lời câu hỏi này, ngoại trừ nhóm người như Lê Văn Cương, Lê Thế Mẫu, Lê Ngọc Thống.
Chính quyền Putin trong một thời gian dài đã thể hiện bản chất độc tài, hung hăng, côn đồ và bành trướng. Putin đánh Ukraine 2022 là vì thấy rằng năm 2014 hắn đã thành công khi Mỹ và Phương Tây chỉ quan ngại sâu sắc chứ không giúp đỡ gì. Vì châu Âu lệ thuộc năng lượng Nga, còn Mỹ thì ngại kho vũ khí nguyên tử của Nga, lo ngại dẫn đến Đệ Tam Thế Chiến.
Nhưng lần này thì khác, bởi vì châu Âu và Mỹ đã học được bài học năm 2014, rằng, nhún nhường trước một tên vô lại sẽ tạo tiền lệ cho nó càng hung hăng thêm. Đến khi nó quá mạnh, lúc đó sẽ càng khó trị nó hơn là bây giờ.
Vì thế mà lần này, phương Tây và Mỹ ủng hộ Ukraine chống Nga. Đây là điều bất ngờ với sự huênh hoang tự đắc của Putin, vì hắn nghĩ rằng phương Tây và Mỹ vẫn ái ngại hắn như trước đây.
1,
Giáo sư Nga Ho Dac thì tư duy rằng, đó thấy chưa, trừng phạt Nga chi để bây giờ phương Tây và Mỹ bị thiệt hại nặng nề.
Tư duy này là sai. Tại sao? Chi phí để nhà chức trách truy nã, bắt giữ, điều tra xét xử tên cướp là rất lớn. Chi phí này thậm chí lớn hơn rất nhiều so với tài sản mà tên cướp cướp được. Nhưng tại sao nhà chức trách vẫn truy bắt hắn? Trả lời: vì sự an ninh cho phần còn lại của xã hội.
2,
Giáo sư Nga Ho Dac mỉa mai kiểu như là, trừng phạt Nga làm chi, tưởng gì, mình cũng bị thiệt hại nặng nề?
Tại sao không tư duy theo logic này:
– Nga có đáng bị trừng phạt vì đã xâm lược Ukraine không?
– Cớ sự thiệt hại ngày hôm nay là do phát sinh từ việc Nga đánh Ukraine. Và bắt Nga bồi thường cho những thiệt hại này.
Vậy theo ý giáo sư Nga Ho Dac, thì thế giới không nên trừng phạt Nga?
3,
Đồng Ruble của Nga tăng mạnh.
Đọc theo mạch văn của giáo sư Nga Ho Dac thì cứ như thể đây là một chiến thắng của Nga. Sai. Tại sao?
– Nga bị cấm vận giao thương với thế giới, nên nhu cầu ngoại tệ gần như bằng không. Vì vậy ngoại tệ giảm giá đối với đồng Ruble.
Tiêu biểu như ngành xa hơi của Nga, giảm sản lượng 97%. Trước đây sản xuất 100 chiếc, thì bây giờ sản xuất 3 chiếc. Nga không mua vật tư với thế giới, nên không có Cầu về ngoại tệ.
– Các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài tháo chạy khỏi Nga. Họ bị cấm đem ngoại tệ ra khỏi Nga, nhưng họ có thể đem đồng Ruble ra khỏi Nga. Họ phải vội vã bán ngoại tệ để mua nội tệ (Ruble). Cầu về đồng nội tệ Ruble khiến cho nó tăng giá.
– Trong một năm mà đồng Ruble tăng giá 35% đối với USD, thì đó không có gì hay ho, ngược lại, còn là mối thảm hoạ. Đồng tiền nội tệ tăng giá với mức khủng khiếp vì lý do chính trị chứ không phải vì thực lực nền kinh tế, thì nó sẽ gây khủng hoảng và xáo trộn. Tỉ giá giao động biên độ rộng là nổi ám ảnh của các nhà kinh tế vĩ mô, và là nổi kinh hoàng của các nhà hoạch định chính sách. Trong thâm tâm, những nhà hoạch định chính sách ở Nga chẳng vui vẻ gì với mức tăng giá đồng nội tệ Ruble như thế này. Như vậy, nền kinh tế Nga chẳng những chịu thiệt hại từ cấm vận, mà còn ôm thêm trái bom trong người, trái bom đó gọi là biến động tỉ giá với biên độ quá cao.
– Chưa hết, biến động tỉ giá với biên độ quá rộng, là rủi ro khủng khiếp cho các dự án đầu tư. Rủi ro này có thể đốt cháy các kế hoạch tài chính và vòng đời dự án. Vì thế sẽ làm cho người dân Nga nhát tay, ít dám đầu tư. Ít đầu tư, nghĩa là ít tạo việc làm, nghĩa là ảnh hưởng đến nền kinh tế.
4,
Giáo sư Nga Ho Dac có vẻ mỉa mai những ai đọc báo chí phương Tây.
Xin thưa, một bậc thức giả thì đọc thông tin từ nhiều nguồn và tự suy nghĩ, so sánh. Không phải cứ đọc là tin. Báo chí phương Tây vài chục năm nay không còn uy tín như trước đó. Từ khi cánh tả thống trị, thì báo chí phương Tây bị lũng đoạn dần, và từ từ trở thành công cụ tuyên truyền. Nhưng ít ra, phương Tây vẫn có và còn báo chí đối lập. Chứ không như báo chí ở những xứ độc tài. Kiểu như đọc báo Nước Nga Ngày Nay (Russia Today – RT) thì giống như đọc báo Nhân Dân ở Việt Nam, còn Sputnik thì giống như Sài Gòn Giải Phóng.
===
Chính quyền Putin tài trợ cho các nhóm hoạt động môi trường ở Phương Tây để các nhóm này đấu tranh gây áp lực các chính phủ Phương Tây phải hạn chế khai thác dầu. Để từ đó, Phương Tây trở nên lệ thuộc Nga về dầu. Khi tổng thống Trump cảnh báo các nhà lãnh đạo Đức Quốc rằng, các anh quá lệ thuộc Nga về năng lượng, thì họ bật cười mỉa mai Trump. Đến khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, chính Đức là quốc gia thiệt hại nhất do quá lệ thuộc dầu và khí của Nga.
Xin đọc thêm comments.
*
Nga tài trợ cho các nhóm hoạt động môi trường Phương Tây:
https://consumerchoicecenter.org/is-russia-funding…/
CONSUMERCHOICECENTER.ORG
Is Russia Funding European Environmental Activists? – Consumer Choice Center
Nga tài trợ cho các nhóm hoạt động môi trường phương Tây, nguỵ tạo dữ liệu để các nhóm này đấu tranh với chính phủ bổn quốc. Mục đích cuối cùng là để các nước này lệ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga:
https://www.theguardian.com/…/russia-secretly-working…
THEGUARDIAN.COM
Russia ‘secretly working with environmentalists to oppose fracking’