Trích nguyên văn:
“…. Câu chuyện trái phiếu là câu chuyện dòng tiền. Họ có thể không thiếu tài sản, nhưng họ thiếu tiền. Giải pháp cứu chữa (chứ không phải chiến lược phát triển lâu dài) chắc chắn phải là: Cho họ tiền ngay.
Cho tiền ngay thì tiền từ đâu? Nó chỉ có thể từ “nguồn lực trong dân” hoặc từ “chính phủ”.”
(hết trích)
——-
Xin thưa,
Có vấn đề logic với quan điểm này:
1,
Tiền từ chính phủ cũng là tiền từ người dân. Lấy tiền chính phủ cứu doanh nghiệp là đang lấy tiền (thuế) của dân đi cứu doanh nghiệp.
2,
Phải đặt vấn đề, tại sao các doanh nghiệp bị khủng hoảng trái phiếu như hiện nay.
Đa số, nếu không nói là tất cả, các doanh nghiệp gặp khủng hoảng trái phiếu hiện nay đều là do bất động sản. Rất ít, hoặc hầu như không có, doanh nghiệp sản xuất bị khủng hoảng này.
Một thời gian (rất) dài, các đại gia câu kết với quan lại để thực hiện dự án. Sự câu kết này là ăn trên lưng và hút máu của người dân. Bởi vì, những chi phí cho mối quan hệ mafia giữa quan lại và đại gia đều đi vào giá thành. Khi giá thành bất động sản trở nên quá cao, cao một cách phi lý, thì không tiêu thụ được. Mặt khác thì đại gia phải liên tục vay tiền để làm dịu cơn khát không bao giờ nguôi của mình. Vì thế mà có khủng hoảng trái phiếu như hiện nay.
3,
Ở đâu trên thế giới có sự lạ đời như ở đây?
Đại gia câu kết với quan lại, đẩy hàng (chục) triệu người dân vào cảnh dân oan mất đất, nhận đồng tiền bồi thường còm cõi rẻ mạt. Đại gia ăn chơi phè phỡn, quan lại nhung lụa trong những căn biệt phủ xa hoa tột bậc.
Rồi thì người dân phải è cổ ra đóng thuế để cứu họ?
4,
Logic của sự giải cứu rất là không logic:
Đại gia vay tiền của người dân.
Đại gia và quan lại ăn chơi phè phỡn xa hoa.
Người dân đóng thuế để giải cứu.
5,
Chúng ta bàn cách giải cứu con nghiện.
Giải pháp là: toàn dân cả nước chung tay góp thêm thuốc cho chúng.
6,
Nói rằng họ có tài sản, chỉ thiếu dòng tiền, là chỉ đúng một phần.
Họ có tài sản, nhưng tài sản đó của họ đã bị chính họ thổi giá lên mức quá cao, vì thế không thanh khoản được. Nói cách khác tài sản của họ không có giá trị cao đến mức họ tưởng.
.
.
Trong một diễn biến khác:
Bến Xe Miền Đông Mới đang ế chỏng chơ. Xe không chịu vào bến. Khách không muốn vào bến.
Đó là kết quả của những quyết định duy ý chí của nhà nước.
Mình nghe văng vẳng bên tai câu nói rằng,
“Bất cứ thứ gì nhà nước can thiệp, cũng sẽ trở nên tồi tệ hơn.”
.