Chủ nghĩa xã hội
Những người tham lam, lười biếng, lại yêu mến chủ nghĩa xã hội. Vì chủ nghĩa xã hội hứa hẹn cho họ những cái bánh vẽ hoàn hảo. Hoàn hảo đến mức không tưởng. Hoàn hảo đến mức đó là một xứ sở của thần tiên chứ không phải của con người.
Hãy xem một câu motto của CNXH: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.“
Con người, ai cũng có bản năng tội lỗi, và từ đó có khuynh hướng tham lam và lười biếng. Người ta ai cũng muốn làm ít hơn và hưởng thụ nhiều hơn. Vì vậy, người ta sẽ không làm theo năng lực mà làm tùy theo sự lười biếng của mình. Người ta sẽ không hưởng theo nhu cầu, mà cố gắng tranh giành vơ vét, tùy theo sự tham lam của mình. Nói tóm tắt, ai cũng muốn làm ít hưởng nhiều.
Và nữa, ai sẽ định nghĩa và phán quyết rằng năng lực và nhu cầu của một người là đến mức nào? 7 tỷ người là 7 tỷ cá thể có năng lực và nhu cầu hoàn toàn khác nhau. Để gán những chỉ tiêu năng lực và nhu cầu cho người dân, sẽ dẫn đến những chính sách cào bằng. Ai đã sống qua thời bao cấp sẽ kinh nghiệm sự hãi hùng đó: mọi người đều bị cào bằng. Anh nông dân hay là cô ca sĩ, cậu diễn viên hay là một vận động viên thể thao… Tất cả đều được cào bằng theo những chỉ tiêu bao nhiêu ký gạo, bao nhiêu ký đường, bao nhiêu ký thịt…. Mỗi người một năm chỉ được tiêu dùng bao nhiêu cái ruột và vỏ xe đạp, hoặc bao nhiêu mét vải. Cứ chia đầu người mà tính!
Trong CNXH, mọi doanh nghiệp và thương nhân đều bị gán cho sứ mệnh là một tổ chức nhân đạo, không được hoạt động vì lợi nhuận. Lợi nhuận là kẻ thù của xã hội. CNXH gieo vào con người sự thù ghét đối với người giàu. Cứ hễ ai đó giàu, là do anh ta đã bóc lột giai cấp công nông. CNXH kết án anh ta như thế. Và vì vậy, phải cướp của người giàu chia cho người nghèo. Bạn thấy chủ trương này rất hấp dẫn với kẻ tham lam và lười biếng, đúng không?
CNXH triệt tiêu động lực làm việc. Nếu mọi người đều được chia phần như nhau, thì tại sao tôi phải làm nhiều hơn? Đó là lý do bạn thấy ở những nước theo CNXH thì năng suất làm việc của người dân rất thấp. Người ta làm việc với sự lười biếng và ỷ lại.
CNXH triệt tiêu sự sáng tạo. Sáng tạo không phải là một thứ từ trời rơi xuống, há miệng đợi sung. Sáng tạo là kết quả của sự siêng năng làm việc và thử nghiệm. Thế nhưng thành quả của anh ta sẽ được chia đều cho những đứa lười biếng. Đó là lý do bạn thấy ở các nước theo CNXH hầu như không có phát minh sáng tạo nào đáng kể cả.
CNXH triệt tiêu sức sản xuất. Khi sản xuất kinh doanh, phải tính đến lợi nhuận. Nhưng mà lợi nhuận là kẻ thù của CNXH, và người giàu bị thù hận. Vậy ai sẽ tự đeo gông vào cổ mình? Và cũng vì vậy mà bạn thấy ở các nước xnch luôn luôn nghèo nàn về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Bạn hãy nhìn trong nhà bạn xem, bao nhiêu sản phẩm hàng hóa từ CNXH và bao nhiêu từ CNTB? Ngay khi bạn bước ra khỏi nhà và sử dụng một dịch vụ, thì dịch vụ đó là kết quả của CNTB!
.

CNTB là môi trường của những vật dụng tiện nghi, vì nó hỗ trợ cho sự sáng tạo qua cơ chế “phần thưởng.” Lợi nhuận chính là phần thưởng cho sự sáng tạo và lao động. Bạn thử lục trong trí óc của mình, xem những nước CNXH góp phần những sản phẩm nào cho thế giới?
Một ly Starbucks giá tiền bằng một bữa ăn hamburger, đều là 7$, bằng 50% công giá cho một giờ làm việc của một công nhân hạng bét (minimum wage). Quá rẻ, đúng không? Đó là thành quả của CNTB. Lợi nhuận là phần thưởng cho những ai sáng tạo, làm việc, sản xuất, kinh doanh. Nó kích thích người ta tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho xã hội. Và cũng vì lợi nhuận, họ cạnh tranh nhau để duy trì lợi nhuận và sự tồn tại. Bởi vì nếu không cạnh tranh, họ sẽ bị đối thủ loại khỏi cuộc chơi. Tất cả quá trình này đều dẫn đến giá cả hàng hóa rẻ hơn, chất lượng tốt hơn. Bạn không cần phải lục trí nhớ đâu. Bạn không tìm được điều này ở các nước CNXH. Bạn cũng sẽ thấy rằng những nước CNXH chỉ bán tài nguyên thô, theo kiểu đào lên bán, chứ trong xã hội thì nghèo nàn hàng hóa và dịch vụ.
Cô thiếu niên này đang trang sức trên người mình là những thứ thời trang do CNTB tạo ra. Xung quanh cô là những sản phẩm mà CNXH không thể cung ứng được. Bởi vì CNXH không hề khuyến khích người ta tạo ra những sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn, chất lượng hơn. Chỉ có lợi nhuận mới kích thích một người sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đáp ứng cho xã hội. Anh ta không làm điều đó vì anh ta yêu xã hội. Anh ta làm điều đó vì lợi nhuận. Nhưng CNXH lại xem lợi nhuận là kẻ thù của xã hội, cần phải triệt tiêu đi.
CNTB đề cao lợi nhuận, thúc đẩy cạnh tranh để sinh tồn. Từ đó mà hàng hóa luôn được cải tiến, tốt hơn, chất lượng hơn, và rẻ hơn. Cái máy tính 1,200$ của cô thiếu niên nói trên là đang rất rẻ hơn trước đây, vì nó mạnh gấp ngàn lần so với cái máy cũng 1,200$ cách đây mười năm. Và cũng với số tiền chừng ấy 1,200$, càng về sau cô càng mua được cái máy mạnh hơn, nghĩa là hàng hóa đang rẻ hơn.
Cái ngược ngạo của CNXH là, những kẻ lười biếng và tham lam đang gân cổ lên đòi, “Công bằng, công bằng.“
Nói đúng hơn, CNXH đã sai ngay từ đầu.