Mình thích nghe một cuộc nói chuyện thú vị còn hơn cả được ăn một bữa tiệc thịnh soạn.
Cái youtube này chính là một cuộc nói chuyện như thế.
Bên trái, là giáo sư James Tour.
Bên phải, là giáo sư John Lennox.
Bạn hãy hỏi Google để biết hai người này là những nhà khoa học thượng thặng như thế nào.
James Tour có mặt trong nhóm 50 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới. Ông cùng lúc là giáo sư 3 ngành: Computer Science, Chemistry, và Engineering. Mình thắc mắc là ông ăn ngủ vào giờ nào?
John Lennox là giáo sư Toán học ở Đại học Oxford.
Stephen Hawking được giới vô thần xưng tụng như thánh, viết cuốn sách “Grand Design“, rằng, vũ trụ là một bản thiết kế. Nhưng Stephen Hawking lại tin rằng bản thiết kế đó là do ngẫu nhiên tình cờ, chứ Stephen không (chịu) tin rằng bản thiết kế ấy là tác phẩm của một Nhà Thiết Kế. Để respond lại cuốn sách “Grand Design” của Stephen, giáo sư John Lennox viết cuốn sách “God and Stephen Hawking: Whose Design Is It Anyway?“, dùng Toán học và Logic để chỉ ra những sai lầm của Stephen. Mình nhớ hoài câu nói của Lennox về Stephen Hawking, “Một điều vớ vẩn (nonsense) vẫn là một điều vớ vẩn dù nó được một nhà khoa học nổi tiếng nói ra.” Nói cách khác, khi Stephen Hawking nói một điều vớ vẩn thì nó vẫn chỉ là một điều vớ vẩn mà thôi.
Mình vẫn thường đọc/nghe Lennox, vì ông có wisdom and insight.
Quay lại cái cilp Youtube:
John Lennox kể lại khi còn là một sinh viên 19 tuổi, ông đã hỏi một giáo sư trong trường, “Liệu rằng có một Bộ Óc Vĩ Đại nào đó đứng sau vũ trụ này không?” Ông đã bị giáo sư này mời về văn phòng rầy mắng (phút 12:0 trong clip), rằng, “nếu muốn tấn tới trong sự nghiệp khoa học thì phải bỏ đức tin.” Vị giáo sư hằn học nói với cậu sinh viên 19 tuổi, như một mệnh lệnh, rằng, “Cậu phải từ bỏ đức tin, phải từ bỏ đức tin một cách công khai!“
Điều này cho thấy ít nhất 2 điều:
(i)
Nhiều nhà khoa học có một định kiến (bias/prejudice). Họ không muốn nghe về Đức Chúa Trời, và họ không muốn tin vào Chúa. Họ định kiến sẵn một niềm tin vô thần, và không chấp nhận một niềm tin hữu thần. Bạn hẳn đã nghe câu nói rằng “làm khoa học thì phải khách quan, là phải duy lý, là phải tôn trọng chứng cứ” ư? Xin thưa, đó là câu quảng cáo, giống như hình con tôm trên vỏ gói mì ăn liền. Bên trong gói mì không có con tôm nào cả!
và
(ii)
Có một sự thực rằng, giới khoa học gia vô thần bully các khoa học gia hữu thần (tiếng Anh gọi là bully, nghĩa là ăn hiếp, cô lập, bao vây hội đồng). Các khoa học gia vô thần lăng-xê nhau, như kiểu ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, “birds of the same feather”, chứ không phải vì chứng cứ khoa học, không phải vì lập luận khoa học. Họ chơi với nhau vì họ có cùng định kiến nghịch với Đức Tin của các nhà khoa học hữu thần, và họ bully người khác vì Đức Tin.
.
True Spiritual Awakening – Dr. John Lennox and Dr. James Tour on Scripture Meditation & God’s Voice