Mình muốn nói đến mục số 3 và mục số 7.
Mục số 3:
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vẫn muốn kỷ niệm sự kiện Thích Quảng Đức. Đến nay nhờ internet đã có nhiều thông tin về sự kiện này, rằng hòa thượng Thích Quảng Đức không phải tự thiêu, mà là đã bị chuốc mê từ trước đó, hoặc mê man bất động hoặc đã chết từ trước, khi người ta khiêng ngài từ trên xe xuống. Ngài không tự thiêu. Ngài bị đồng đội đổ xăng lên người và châm lửa đốt. Khi lửa đốt cháy, cơ thịt cũng không co giật như một thân thể còn sống. Đồng đội của ngài nằm chen mình vào bánh xe khiến xe nhà binh không đến cứu được. Đó là hành động quyết giết ngài Thích Quảng Đức.
Thế nhưng thiền sư Thích Nhất Hạnh vẫn muốn tôn vinh hòa thượng Thích Quảng Đức, xin hỏi Bát Chánh Niệm ở đâu? Mindful ở đâu?
Mục số 7:
Thiền sư Thích Nhất Hạnh muốn xin chính phủ ưu đãi đặc biệt cho Phật Giáo. Đó không phải là gương mẫu cho đấu tranh. Người đấu tranh chống bất công là đòi sự bình đẳng, công lý cho tất cả, chứ không phải xin cho phe của mình được ưu đãi hơn. Thầy Thích Nhất Hạnh muốn phe của mình phải được đối xử đặc biệt, nghĩa là thầy vẫn còn tham sân si.
Thầy kể công của Phật Giáo trong dựng nước và giữ nước. Thầy mau quên quá. Đang khi miền Nam no ấm thái bình dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, tôn giáo được tự do hoạt động, thì chính thầy và đồng đội của thầy lại đạp đổ nó đi. Kể từ khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, thì miền Nam rơi vào lầm than. Trước 1975 thầy được tự do lên án chính quyền Miền Nam, nhưng sau 1975 thì thầy im lặng trước cảnh nổi trôi của dân tộc. Thế mà thầy muốn rằng đạo Phật của thầy được ưu đãi hơn. Thầy đã đọc cuốn, “Giặc thầy chùa” chưa? Khi thầy chùa được ưu đãi thì điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra?
Mục sư Tin Lành Martin Luther King đã đề cử thầy Thích Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa Bình. Điều đó cho thấy rằng mục sư MLK đã có cái nhìn vượt hơn lằn ranh tôn giáo, vượt hơn sự phân biệt tôn giáo A và tôn giáo B. Còn đến phiên thầy Thích Nhất Hạnh, thì thầy xin với nhà nước rằng Đạo Phật phải được ưu tiên hơn! Còn nữa, thầy (tự) nhận rằng Phật giáo là yếu tố chính của nền văn hóa Việt Nam. Than ôi, thầy có thể vọng ngữ đến thế sao! Một thiền sư có thể u mê đến thế sao!
23.1.2022
LMĐ
Lá thư Làng Mai số 31-2008 trong đó có lá thư của Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được cho là nguồn cơn dẫn đến vụ việc đàn áp ở tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng đối với pháp môn Làng Mai.
Xin đăng lại nội dung của lá thư trích từ trang langmai.org
Những điểm Thỉnh cầu và Đề nghị của phái đoàn Đạo Tràng Mai Thôn đến Chủ tịch nước CHXHCNVN
- Xin chính phủ ra lệnh lập một đài tưởng niệm thuyền nhân thiệt mạng trên biển cả tại Vũng Tàu.
- Xin cho các thân nhân của những người được chôn trong các nghĩa trang quân đội VNCH cũ được dễ dàng viếng thăm, cúng lễ và bốc mộ.
- Xin chính phủ yểm trợ việc xây dựng tháp kỷ niệm Bồ tát Thích Quảng Đức tại TP HCM.
- Xin cho những người gốc Việt cư trú ở nước ngoài được về nước thăm viếng, làm việc, đầu tư, giảng dạy, hoằng pháp mà không cần Visa.
- Xin bắt đầu cho phép một số những người gốc Việt cư trú ở nước ngoài được có song tịch (quốc tịch đôi) để họ có dịp bày tỏ niềm trung thành của họ với tổ quốc và quê hương.
- Xin đừng xem các thầy và các sư cô gốc Việt về nước để yểm trợ Phật giáo là những giáo sĩ ngoại quốc và xin cấp phát dễ dàng cho các vị ấy loại Visa làm việc tôn giáo nhiều lần trong 5 năm một cách dễ dàng mau chóng. Xin chính phủ cho phép các vị ấy chia sẻ sự tu học của mình đến mọi tầng lớp nhân dân trong cũng như ngoài các cơ sở của giáo hội cũng như tại các cơ sở công cộng khác của đất nước mà không có sự phân biệt kỳ thị.
- Xin có một chính sách đặc biệt đối với Phật giáo, bởi vì đạo Phật đã là nền móng dựng nước và giữ nước trong gần hai ngàn năm, và là yếu tố chính của nền văn hóa Việt Nam.
- Để Phật giáo theo kịp đà hội nhập vào đời sống mới, chấm dứt tình trạng ủng trệ hiện nay và đóng góp tích cực phần mình vào công trình văn minh hóa nếp sống gia đình, cộng đồng và xã hội, xin cho phép Phật tử Việt Nam tự do thành lập nhiều hội đoàn Phật giáo với những nét đặc thù của mình. Những hội đoàn này chỉ cần đăng ký hợp pháp là có thể hoạt động được ngay như ở bất cứ một nước văn minh nào trên thế giới. Phật tử Việt Nam có quyền chọn lựa một hoặc nhiều hội đoàn thích hợp để có cơ hội đóng góp công phu và tài năng của mình. Những hội đoàn này có quyền truyền bá tư tưởng và pháp tu tập của mình ra các nước ngoài (tương tự như phương thức W.T.O trong lãnh vực kinh tế). Các hội đoàn đó có thể bao gồm: Giáo Hội Phật Giáo Nguyên Thỉ, Giáo Hội Phật Giáo Thiền Tông, Giáo Hội Phật Giáo Tịnh độ Tông, Giáo Hội Phật Giáo Khất Sĩ, Giáo Hội Phật Giáo Thiên Thai Giáo Quán Tông, Giáo Hội Phật Giáo Thiền Tịnh Đạo Tràng, Giáo Hội Phật Giáo Sư Sãi Tây Nam Bộ, Giáo Hội Phật Giáo Nam Tông K’mer, Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, Giáo Hội Đạo Bụt Nhất Quán, Giáo Hội Phật Giáo Hiện Đại Hóa, Gia Đình Phật Tử, Hội Sinh Viên Phật Tử, Hội Học Sinh Phật Tử, Hội các nhà Khoa Học Phật Tử, Hội các nhà Giáo Phật Tử, Hội Y Sĩ Phật Tử, Hội các nhà Văn Phật Tử, Hội Phật Học Nam Việt, Giáo Hội Tăng Già Chỉnh Lý, v.v…
- Xin cho Tăng Ni được phép hành đạo khắp nơi trên lãnh thổ quê hương (như Hòa thượng đệ nhất Pháp chủ Thích Đức Nhuận tuyên bố) không bị hạn chế bởi vấn đề hộ khẩu, có quyền dựng chùa viện bất cứ ở đâu không kể nơi đó có nền chùa cũ hay không – các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lào Cai, Thái Nguyên, v.v…
- Xin chính phủ thực hiện việc tách rời tôn giáo khỏi chính trị và chính trị khỏi tôn giáo… ngưng lại mọi quản chế của chính quyền trên giáo quyền, giải thể Ban Tôn giáo Chính phủ và trước hết là ngành Công an Tôn giáo. Tất cả các đoàn thể tôn giáo đều được sinh hoạt tự do trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, như bất cứ một hội đoàn văn hóa, thương mại, công nghiệp và xã hội nào.
_______________________________________________________________________
Bản thỉnh cầu đã được thiền sư Thích Nhất Hạnh đích thân trao cho ngài Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết trong dịp phái đoàn Làng Mai được thừa tiếp tại Phủ Chủ Tịch ngày 05.05.2007
***