“Chính Phủ đặt vấn đề sản xuất lúa gạo là ưu tiên quốc gia.”
Nhưng ở khâu thực hiện, “ưu tiên” đang được diễn dịch thành “cưỡng bức.”
Người nông dân trồng lúa đang bị dồn đến chỗ bị cưỡng bức phải trồng lúa, và trồng lúa mà thôi. Từ mảnh ruộng của gia đình, anh ta không được lên líp để trồng cây lâu năm, không được đào ao nuôi cá, không được xây chuồng trại chăn nuôi, không được xây nhà xưởng để sản xuất nhỏ, lại càng không được xây nhà ở. Anh ta đang bị cột trói vào việc trồng lúa. Nếu muốn bán đất ruộng, anh ta chỉ có thể bán cho một anh nông dân khác – vốn cũng đang tìm cách thoát khỏi cây lúa giống như anh ta.
Cây lúa trở thành một đơn vị “bottom line” để so sánh. Trồng cây gì, nuôi con gì, cũng so sánh là lợi nhuận gấp xyz lần so với trồng lúa.
Lúa gạo đã dư, và quá dư, cho tiêu thụ nội địa trong nước. Người nông dân trồng lúa đang bị gánh cho trách nhiệm trồng lúa để xuất khẩu cho Trung Quốc và Philippines. Tại sao không để cho nông dân tự do trồng trọt chăn nuôi trên mảnh đất của họ. Nhà nước với biết bao trường đại học, viện nghiên cứu, với số gsts đông như quân Nguyên, mà vẫn không trả lời được câu hỏi, “Trồng cây gì, nuôi con gì?” Hãy để cho người dân tự do làm ăn. Đó là quyền tự do mưu cầu hạnh phúc mà Hiến Pháp ghi nhận.
Còn nói nôm na bình dân hơn, hãy để cho thị trường hoạt động. Người dân sẽ linh hoạt uyển chuyển theo thị trường.
Đừng cột trói người dân vào cây lúa.
Mở ngoặc nói thêm:
Campuchia chuẩn bị đào một con kênh dẫn nước từ sông Mekong vào nội địa quốc gia họ. Điều này có nghĩa là Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam sẽ bị hụt nước trầm trọng, lại càng gây khó cho việc trồng lúa.
Làm ơn đừng cột trói người nông dân vào cây lúa.
***
[English below]
Cơ chế cấp bù thủy lợi phí trong nông nghiệp có bền vững?
Chính phủ Việt Nam đã đặt sản xuất lúa gạo là ưu tiên quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước đã đầu tư rất lớn vào công tác tưới tiêu trên khắp cả nước và chi trả phần lớn chi phí cho các hoạt động tưới tiêu. Mặc dù điều này làm tăng lợi nhuận của người nông dân nhưng lại làm mất đi động lực tìm kiếm hiệu quả sử dụng nước cao hơn và tạo ra hàng loạt vấn đề ngày càng gia tăng. TS. Lê Việt Phú – Giảng viên cao cấp và Đỗ Trương Phương Lam – Nghiên cứu viên của Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đã có bài viết nghiên cứu với tiêu đề “Rice, irrigation policy and the need for improved water management in Vietnam” (tạm dịch: Lúa gạo, chính sách thủy lợi và nhu cầu cải thiện quản lý nước ở Việt Nam”) đăng trên Global Water Forum.
Xem toàn bài tại: https://bit.ly/RiceIrrigationPolicyAndTheNeedForImprovedW…
—
The Vietnamese Government has made rice production a national priority. To this end it has made massive investments in irrigation throughout the country and pays most of the cost for irrigation activities. While this has increased farmer’s profits, it has removed the incentive for seeking greater water efficiency and created a raft of growing problems. Here, Dr. Le Viet Phu, Senior Faculty and Do Truong Phuong Lam, Research Assistant of FSPPM discuss irrigation policy in Vietnam and why there is a need for improved water management. The article titled “Rice, irrigation policy and the need for improved water management in Vietnam” was published on Global Water Forum.
For full article please visit: https://bit.ly/RiceIrrigationPolicyAndTheNeedForImprovedW…