Ai rồi cũng là nạn nhân của bất công, cách này cách khác, lúc này lúc khác.
Hôm nay bạn lợi dụng các mối quan hệ trong hệ thống bất công để trục lợi, rất có thể ngày mai bạn sẽ là nạn nhân.
.
Các công trình điện gió ngàn tỷ được thực hiện từ khi Cụ Niễng còn là tt với tiền đồ hoạn lộ là sẽ lên làm tbt. Các đại gia hưởng ơn mưa móc của cụ, nghe lời cụ hứa, bèn làm điện gió và điện mặt trời. Dự án nào cũng vài (chục) ngàn tỷ.
Đến khi cụ ngã ngựa, thì các đại gia sụp hầm, bế tắc không lối ra. Dự đoán là các đại gia điện tái tạo sẽ bị siết cho đến khi ngộp, chịu không nổi, quỵ luỵ xin sang lại dự án với giá bèo bọt. Xong việc, lúc đó sẽ lại có chính sách khuyến khích điện tái tạo. Luật chơi của hệ thống là như thế.
Ai cũng là nạn nhân của bất công.
Một trường hợp khác:
Sân bay Long Thành cũng là câu chuyện tương tự. Cụ Niễng quyết liệt đầu tư với giá cả cao chót vót một cách khó hiểu. Cao hơn nhiều lần so với các sân bay tương tự ở các quốc gia khác. Tổng giám đốc ACV, chủ đầu tư sân bay Long Thành, là tay chân thân tín của cụ. Hiểu rồi ha.
Đầu tư sân bay Long Thành là từ ngân sách nhà nước, nghĩa là từ tiền thuế của dân. Khi lãng phí chi cho công trình A, nghĩa là công trình B bị ngắt nhéo lại, hoặc cắt không đầu tư. Đó là lý do các công trình phúc lợi xã hội như trường học và bệnh viện thì ì ạch èo uột.
Vậy nạn nhân của sân bay Long Thành là ai? Là trẻ em vùng cao thiếu trường học, là người nông dân thiếu bệnh viện…
Là hành khách sẽ phải bị tính phí sân bay cao hơn và lâu hơn.
Quay lại câu chuyện điện gió. Nạn nhân không chỉ là những chủ đầu tư đang mắc kẹt hàng chục ngàn tỷ đồng. Mà nạn nhân còn là bạn, là tôi, là nhà máy hãng xưởng, là toàn bộ nền kinh tế. Tại sao? Theo quy luật cung cầu, Cung càng nhiều thì Giá càng giảm. Nếu lượng Cung điện từ các nhà máy điện gió kia được hoà vào mạng lưới quốc gia sẽ làm cho tổng lượng Cung tăng, sẽ làm cho Giá giảm.
.
https://tuoitre.vn/nha-dau-tu-dau-long-vi-nhung-tua-bin…
Nhà đầu tư đau lòng vì những tua bin điện gió 150 tỉ phải nằm im