NHỮNG NGƯỜI CÓ ĐẦU ÓC TƯ DUY NHẤT THẾ GIỚI
Tạp chí Prospect là tờ tạp chí rất “tư duy” vừa đăng một danh sách liệt kê những nhà tư duy tầm cỡ nhất trên thế giới.
Danh hài Russell Brand được bình chọn vị trí thứ tư.
Người ta không in nhầm tên người ấy một chút nào.
Russell Brand.
Người có đầu óc tư duy đứng thứ tư của.thế.giới.
Tốp trên là tác gia người Ấn Arundhati Roy, triết học gia người Đức Jurgen Habermas và kinh tế học người Mỹ Paul Krugman.
Tạp chí nầy khai bút miêu tả Brand là “một lãnh đạo tinh thần đại diện cho tầng lớp thanh niên đứng lên chống chủ nghĩa tư bản bất nhân tâm ”, kèm thêm chức danh, “một tài tử Anh Quốc hài hước và duyên dáng nhất cuối cùng còn sót lại, dẫu trải qua cảnh trạng bị kẻ thù công kích là một tên hề cơ hội nhố nhăng”.
Còn người đứng đầu danh sách?
Nhà kinh tế học người Pháp Thomas Piketty.
A, ít ra tôi còn biết một chút về người này.
Tôi tán thưởng cho tạp chí này vì một quan điểm: Không bao giờ đạt được thành tựu cao cả nếu như trước đó không có một “lề thói tư duy đầu óc”. Như Winston Churchill đã dự trù nhấn mạnh trong bài phát biểu của ông tại Đại Học Harvard năm 1943, “Đế chế sẽ thống trị tương lai chính là Đế chế của tư duy tâm trí”. Thần học gia Đại Học Oxford Alister McGrath, phản ảnh lại bài diễn văn của Churchill, cho rằng quan điểm của vị nầy là một lớp cắt chuyển tiếp vĩ đại đã thay đổi toàn bộ nền văn hóa Tây Phương và can hệ mạnh mẽ đến lớp người sống và làm việc trong nền tư tưởng đó. Quyền lực tể trị tân thế giới không được thống trị bởi sức mạnh quốc gia dân tộc cũng như các cường quốc đô hộ trong quá khứ, nhưng bởi hệ tư tưởng. Chính các ý niệm của lý trí, không bởi nội tại quốc gia, sẽ chiếm hữu và càn quét tương lai. Điểm bắt đầu đi chinh phục thế giới từ bây giờ là tâm trí con người.
Cho đến chừng nào Cơ Đốc nhân mới được liệt vào danh sách những nhà tư tưởng có thế lực nhất?
Những tín hữu theo Đấng Christ thường dính chịu quá nhiều lòng thương xót nội tâm và các việc làm thiện nguyện, một bình luận viên đài BBC oang oang trên radio đương khi tôi chạy bộ vào một sáng ở Oxfort thế này, những người theo đạo Cơ Đốc thường tình chỉ chạy theo “cảm xúc” và “tổ chức từ thiện”. Khi bàn cụ thể về sự khước từ từ phe Hồi Giáo, anh này nhấn mạnh điều Cơ Đốc giáo cần có thêm là một “tư duy vững chãi” để đối diện với những vấn đề ngày nay.
Thực trạng đáng báo động hiện dấy lên trong thời đại của chúng ta là khi càng cần có một người Cơ Đốc biết tư duy bao nhiêu thì càng có nhiều người Cơ Đốc tụt hậu tư duy bấy nhiêu, và kết quả, không còn giải pháp nào phát triển khả năng lập luận phán đoán. Thậm chí có một ý thức cho rằng người có óc dốt nát thì có đạo đức hơn một kẻ được trang bị chiến thuật. Richard Hofstadter, trong cuốn sách đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer Anti-Intellectualism in American Life – Đời Sống Người Mỹ Kình chống-thuyết duy lý trí, nhận dạng “linh Tin lành” chính là một trong những nguồn chống lại thuyết duy lý trí của người Mỹ. Hofstadter chỉ ra nhiều Cơ Đốc nhân, thiếu hiểu biết tàn tệ kém xa phẩm giá cao quý vốn có của con người là hay hun đút một tâm trí tư duy.
Gần đây tình trạng đánh mất khả năng tư duy của người tin Chúa ngày càng gia tăng biến hóa khôn lường theo biên niên sử của Hội Thánh. Trong khi nhiều Cơ Đốc nhân gắng sức gạt bỏ vai trò và vị trí của lý trí thì tự bản chất hệ trọng của lý trí không ai chối cãi được.
Thậm chí giáo phụ Hội Thánh đầu tiên Tertullian( 160-220 Sau Chúa), là người khá triết lý và đã nổi tiếng với tuyên bố: “Thật dân thành A-then đã làm gì Giê-ru-sa-lem thế này? Không bao giờ nghi ngờ tính quan trọng của lý trí. Lòng xác quyết của Tertullian không đặt nặng vào triết lý của người Hy lạp để vẽ hưu vẽ vượn truyền tải thông tin đưa hệ tư tưởng Hy lạp vào trong tâm trí Cơ Đốc nhân, giống y hệt ngọn roi quở trách châm biếm của sứ đồ Phao-lô quất vào hội thánh Cô-rinh-tô: “Bởi vì sự dồ dại của Đức Chúa Trời là khôn sáng hơn người ta” (1 Cô-rinh-tô 1:25). Cả Tertullian lẫn Phao-lô chắn chắc bị người đời khinh khi gán ép vào hội chống-lý trí vì đã ủng hộ một khối óc dốt nát vì dám ủng hộ quan điểm của Đức Chúa Trời.
Nhìn sâu vào thế giới quan của những học giả Kinh Thánh, cũng như tâm trí của các giáo phụ Hội Thánh trong những ngày đầu, họ đều biết thấu bản chất của con người là suy nghĩ. Với ngày nay chúng ta gọi chính mình theo phân loại học là nòi Homo sapiens, tức “trí nhân” (người thông thái, người có trí khôn). Giống loài chúng ta không đơn giản chỉ là một phân loại theo khoa học, mà là một thực thể thuộc linh. Chúng ta được tạo dựng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời và một trong những chuỗi hào quang quý giá và cao quý nhất của ảnh tượng đó chính là khả năng tư duy. Hào quang đó là một trong những tia sáng thiêng liêng phản chiếu bóng hình thiên thượng của Đấng đã tạo dựng nên chúng ta. Khả năng đó là nền tảng để chúng ta tương thông với Đức Chúa Trời. Như khi Đức Chúa Trời gọi tiên tri Ê-sai: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau” (Ê-sai 1:18).
Điều đó cũng được Chúa Giê-xu xác chứng, Đấng phán rất rõ rằng tâm trí của chúng ta là điều kiện cần để sống một đời tương giao với Đức Chúa Trời. Khi tóm gọn lòng tận hiến của nhân loại dành cho Đức Chúa Trời liên quan tới tấm lòng, tâm hồn và sức lực, Chúa Giê-xu thêm “…và tâm trí” tham chiếu từ câu gốc trong Phục Truyền, Ngài muốn chúng ta tìm tới Ngài không một chút nghi ngờ rằng chúng ta đã suy gẫm và hiểu thấu bản chất toàn diện của lời kết ước và đồng đi trong mối tương giao với Đức Chúa Trời mà ở đó lý trí không được coi rẻ. Sứ đồ Phao-lô tin chắc sự biến hóa của chúng ta là những Cơ Đốc nhân sẽ lệ thuộc vào việc đổi mới tâm trí trong tiến trình biến đổi dưới ánh sáng của Đấng Christ (Rô-ma 12:2-3).
Thêm một lý do đáng phải rùng mình khi nghe những lời của Harry Blamires, một sinh viên của C.S. Lewis ở Oxford, người dám tuyên bố rằng: “Không còn một người Cơ Đốc nào biết tư duy”. Bạn là một Cơ Đốc nhân hết sức đạo đức, một Cơ Đốc nhân vô cùng thuộc linh nhưng bạn không được gọi là một Cơ Đốc nhân có tâm trí tư duy.
Khi tách rời lý trí Cơ Đốc, chúng ta tự khắc sẽ bị vô số các quan điểm của thế gian chiếm hữu và thu hút sự chú ý của chúng ta hoặc tức khắc chúng ta sẽ mất đi tiếng rao báo Phúc Âm thay vào đó là những tiếng chúa chát đinh tai nhức óc.
Hoặc chúng ta bắt đầu tư duy hoặc mất khả năng biện lý.
Cho dù bạn có hay không có tên trong danh sách đã liệt kê, nhưng là một Cơ Đốc nhân,
… bạn phải trở nên là một trong nhà tư tưởng có đầu óc tư duy bậc nhất của thế giới.
James Emery White
Nguồn
“Russel Brand voted the world’s fourth most important thinker,” The Telegraph, 26 Tháng Ba, 2015,
James Emery White, A Mind for God.
Alister McGrath, The Twilight of Atheism.
Richard Hofstadter, Anti-Intellectualism in American Life.
Tertullian, On the Proscription of Heretics VII, The Ante-Nicene Fathers, Volume 3, ed. Alexander Roberts and James Donaldson.
Harry Blamires, The Christian Mind: How Should a Christian Think?